Thứ Hai, 17 tháng 5, 2010

Tâm Lý Bầy Đàn Trên Thị Trường Tài Chính

Tâm lý bầy đàn hay hành vi bầy đàn là xu hướng những cá nhân bắt chước hành động (dù hành động đó hợp lý hay vô lý) của một nhóm lớn hơn, đặc biệt là trong những hoàn cảnh mà có rất ít thời gian dể suy nghĩ đưa ra quyết định. Cũng giống như hành động của một đàn động vật, hành động hoảng sợ của một con có thể làm cả đàn dẫm đạp lên nhau bỏ chạy, thì hành động bầy đàn của con người có thể dẫn tới sự sụp đổ của cả thị trường.

Lý do của tâm lý bầy đàn có thể là lập luận cho rằng khó mà một nhóm như vậy có thể sai. Sau cùng, ngay cả khi nhà đầu tư tin rằng quyết định, ý kiến là dúng hay sai, nhà đầu tư vẫn hành động theo bầy, vì tin rằng có lẽ họ biết điều gì đó mà mình không biết, đặc biệt là khi nhà đầu tư có ý kiến thức.
Một lý do khác là sức ép khi tham gia một nhóm nào đó. Và để được chấp nhận là thành viên thì tốt nhất là hành động theo nhóm.

Cần phân biệt hành vi bầy đàn có chủ ý và trường hợp khi những nhóm khác nhau đưa ra những quyết định giống nhau từ sự phân tích độc lập của các thành viên.

Để phân loại, theo như trong tài liệu của Bikhchandani & Sharma thì chia làm 3 loại: tâm lý bầy đàn dựa theo thông tin (information-based herding), tâm lý bầy đàn dựa theo danh tiếng (reputation-based) và dựa theo thù lao (compensation-based)

Bầy đàn theo thông tin
Nhà đầu tư có thể theo dõi hành động của nhà đầu tư khác nhưng không thể biết rằng họ có nắm giữ thông tin bí mật gì không. Ngay cả, khi những cá nhân có trao đổi với nhau thì vẫn có những hoài nghi, và họ giám sát hành động thay vì chỉ bằng lời nói. Bằng cách giám sát, họ sẽ suy tính và đưa ra quyết định riêng của mình như mình họa:



Angela có thông tin, cô sẽ quyết định thông tin đó tốt hay xấu (Good (G)/Bad(B), Bob quan sát hành động của Angela và sẽ suy nghĩ. Nếu Bob quyết định giống Angela thì chuối hành đồng giống nhau bắt đầu. Claire cũng xem xét tương tự hành động của Bob.
Việc áp dụng phương tính xác suất hay trực quan cũng thấy Claire luôn hành động theo nếu Angela và Bob cùng cho rằng tốt (G) (hay xấu (B).

Kết luận rút ra là một nhà đầu tư cá nhân sẽ vào chuỗi hành động bầy đàn nếu số những người trước đó đều lựa chọn sẽ đầu tư lớn hơn số người không đầu tư từ 2 trở lên.

Nếu giá cổ phiếu trên thị trường cổ phiếu phản ánh mọi thông tin sẵn có hay nói cách khác thị trường hiệu quả về thông tin thì hành vi bầy đàn theo thông tin sẽ không xảy ra.

Bầy đàn theo danh tiếng

Một giả thuyết khác là hành vi bầy đàn theo danh tiếng của những nhà quản lý quỹ và nhân viên phân tích tài chính. Họ được thuê mướn để đưa ra những báo cáo, nhận định, dự đoán thị trường, hay giá cả. Nếu dự đoán của họ khác xa với những dự báo khác từ những fund manager hay analyst mà dự báo cũa họ lại không chính xác thì danh tiếng của họ sẽ tổn hại. Họ sẽ không được thăng tiến hay thậm chí bị sa thải. Do vậy, những fund manager hay analyst (đặc biệt là những người ít kinh nghiệm) sẽ bắt chước theo những dự đoán của những người khác. Và như thế, tâm lý bầy đàn xuất hiện.

Bầy đàn theo thù lao

Nếu mức thù lao của một quản lý đầu tư phụ thuộc vào tỉ suất lợi nhuận của danh mục đầu tư so với benchmark. Benchmark có thể là một chỉ số index hoặc tỉ suất lợi nhuận của những quản lý khác. Khi đó nhà quản lý có xu hướng lựa chọn những khoản đầu tư không hiệu quả vì nhà quản lý có thể sẽ quan sát những người khác hay benchmark để bắt chước cho theo kịp, và điều này cũng có thể dẫn tới hành vi bầy đàn. Nếu thù lao của nhà đầu tư giảm khi tỉ suát lợi nhuận nhỏ hơn benchmark thì càng có động lực để nhà quản lý bắt chước theo.

Về phương pháp đo lường

Có một vài phương pháp thống kê để tính mức độ bầy đàn như của Lakonishok,
Shleifer, and Vishny hay bản sửa đổi port-folio-change measure (PCM) của Wermers. Hai phương pháp này sẽ quan sát mỗi liên hệ giữa những nhóm nhỏ khi mua bán một loại chứng khoán. Ngoài ra, còn những phương pháp khác như của Christie and Huang, tính toán độ lệch khỏi giá trị trung bình, hay một phương pháp phức tạp của Nofsinger and Sias...

Thực tiễn

Một vài kết quả nghiên cứu

- Theo Scharfstein and Stein (1990), Graham (1999), thì bầy đàn theo danh tiếng:
+ giảm khi năng lực của nhân viên phân tích tăng;
+ tăng khi dnah tiếng ban đầu của nhân viên cao;
+ tăng khi có nhiều thông tin công khai và được củng cố bởi hành động của lãnh đạo thị trường;
+ tăng khi có nhiều dấu hiệu hiện hệ giữa những tín hiệu thông tin

- Kim and Wei quan sát thị trường Hàn Quốc từ 12/1996 tới 6/1998 và kết luận:
+ nhà đầu tư tổ chức không cư trú sử dụng chiến lược positive feedback (mua khi giá lên, bán khi giá xuống) trước khủng hoảng 11/1997, và sau khủng hoảng họ sử dụng momentum nhiều hơn;
+ nhà đầu tư tổ chức có cư trú là những nhà đầu tư xu thế ngược (contrarian) trước khủng hoảng và sau khủng hoảng họ sử dụng posistive feedback.
+ nhà đầu tư khônd cư trú tâm lý bầy đàn đáng kể hơn có cư trú; nhà đầu tư cá nhân bầy đàn đáng kể hơn nhà đầu tư tổ chức.
+ tấm lý bầy đàn của nhà đầu tư tổ chức không cư trú thể hiện ở 19 cổ phiếu Hàn Quốc được nhắc tới thường xuyên trên Wall Street Journal và những cổ phiếu có mức lợi nhuận cực cao tháng trước đó. Báo chí phương Tây càng bi quan, liên quan đến các mảng tương đương của Hàn Quốc thì nhà đầu tư không cư trú bán nhiều cổ phiếu hơn nhà đầu tư có cư trú.

- Júlio Lobão và Ana Paula Serra nghiên cứu về quỹ tương hỗ mutual funds ở Bồ Đào Nha từ 1998-2000, kết luận:
+ Cứ 100 giao dịch thì có 11 quỹ ở một bên (mua hoặc bán);
+ Mức độ bầy đàn không thay đổi nhiều theo thời gian;
+ Mức độ bầy đàn ở Bồ Đào Nha lớn hơn 4-5 lần so với số liệu ở Mỹ, Anh. Do đó, có thể mức độ bầy đàn lớn hơn ở những thị trường có nhiều biến động.

- Kingsley Fong et al nghiên cứu thị trường Australia (1994-2001) kết luận:
+ Hành vi bầy đàn ở bên bán (sell-side) mạnh hơn;
+ Quản lý quỹ có hành vi bầy đàn ở cổ phiếu nhỏ và phát triển nhiều hơn vì chúng ít thông tin minh bạch;
+ Những quản lý sử dụng chung một môi giới có tâm lý bầy đàn hơn. Môi giới thường cung cấp thông tin tốt nhất cho khách hàng quan trọng nhất, song rồi mới tới những khách hàng khác. Báo cáo nghiên cứu của môi giới có trả phí và điều này kích thích tâm lý bầy đàn tùy theo mức độ nổi tiếng của môi giới.
+ Các quản lý có xu hướng hành vi bầy đàn theo nhau tuy nhiên không chứng minh được đó là hành động chủ ý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét