Như chúng ta đã biết thì để đánh giá một nền kinh tế, là khỏe mạnh hay là ốm yếu, thì đều phải quan sát dưới nhiều góc độ, kinh tế Mỹ cũng không phải là ngoại lệ, sau cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, kinh tế mỹ chìm vào suy thoái sâu, và hiện nay đã bước đầu có những dấu hiệu của sự phục hồi, để đánh giá mức độ của sự phục hồi đó, những nhà hoạch đính chính sách nói chung hay Fed nói riêng cần quan sát dưới nhiều khía cạnh: tăng trưởng kinh tế, tiêu dùng, lạm phát, thị trường nhà đất, thị trường lao động... Trong đó, việc quan sát sự phục hồi của thị trường lao động là cực kì quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong hoạch định chính sách tiền tệ, một khi tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống, công ăn việc làm được tạo ra nhiều hơn, thì thu nhập cũng vì thế mà tăng lên, thu nhập tăng làm tiêu dùng tăng theo, kinh tế tăng trưởng đi đôi với sự lên giá của thị trường hàng hóa. Dưới bàn tay hữu hình, lạm phát kì vọng tăng đồng nghĩa với lãi suất hiện tại phải tăng theo, lãi suất tăng lên ủng hộ cho sức mạnh đồng USD, gây áp lực đối với thị trường hàng hóa, tất cả có mối quan hệ tương quan ảnh hưởng lẫn nhau cho nên, nếu như có một sự khập khiễng nào đó, nhất định sẽ xuất hiện yếu tố đầu cơ.
Tầm quan trọng của nonfarm payroll Event- Vì sao lựa chọn tuần đầu tiên của tháng đề fundamental trading.
Nếu như để quan sát tăng trưởng kinh tế, FED nhìn vào GDP được công bố hàng quí và được điều chỉnh hàng tháng, .Quan sát lòng tin tiêu dùng, chi tiêu tiêu dùng, đơn đặt hàng, doanh số bán lẻ...để đánh giá thị trường tiêu dùng cũng như sản xuất, thì thông tin về bảng lương và tỉ lệ thất nghiệp được công bố vào thứ sáu tuần đầu mỗi tháng lại mang ý nghĩa quan trọng đối với việc đánh thị trường lao động. Do tính chất quan trọng của thị trường lao động mà những thông tin này cũng thường xuyên là key economic indicator, quyết định cả một xu hướng của thị trường. Để trading trong tuần có chỉ số này, chúng ta cũng phải có những kiến thức và thông tin nhất định về tình hình kinh tế hiện thời, và điều quan trọng nhất là làm sao để biết được điều mà thị trường đang hướng tới, sentiment (tạm dịch là tâm lí thị trường) của thị trường đang là gì. Hẳn sẽ có một ai đó nói với tôi rằng, nếu anh luôn biết được sentiment của thị trường, thì anh có thể trading vào mọi lúc, không nhất thiết là sự cá biệt của tuần nonfarm payroll trading. Xin thưa, chính xác là như vậy, nếu tôi xác định được sentiment của thị trường, tôi sẽ biết được hướng đi của thị trường, tuy nhiên theo tôi nhận thấy, việc xác định sentiment chính, khi mà những yếu tố trái chiều không có sự quá nhiều sự khác biệt, thật sự khó khăn, khi mà tâm lí thị trường không có một sự thật nào thật sự lớn lao để có thể lấn át tất cả, việc xác định sentiment giống như là một canh bạc khi mà mọi thứ dường như thay đổi liên tục, đó là chưa kể đến tâm lí của các trader Mỹ Á Âu lại hòan toàn khác nhau, vì vậy việc dùng FA (fundamental analysis) để trading trong những thời điểm như vậy dễ làm cho trader bị rối loạn, thiếu tính linh động, sơ cứng, ít nhất là so với TA( Technical analysis). Việc chọn thời điểm để fundamental trading trong thời điểm có key economic indicator rõ ràng là sáng suốt và có phần hợp lí hơn.Vậy thì,
Tâm lí thị trường hiện tại là gì?
Phía trên lần lượt là các biểu đồ về US FED fund rate, lạm phát lõi, và tỉ lệ thất nghiệp Mỹ. Hiện nay tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao 9.7% tính đến tháng 4/2010, lạm phát lõi ở mức 1.25%, và lãi suất ở mức thấp kỉ lục 0-0.25%.Dễ dàng nhận thấy Fed vẫn đang mở rộng kế hoạch kích thích của mình, nhằm giúp cho nền kinh tế hạ cánh an tòan.
Từ đầu năm trở lại đây, chúng ta chứng kiến sự phục hồi rõ ràng của nền kinh tế Mỹ, với mức tăng trưởng 5.6% trong quí IV, cho dù chủ tịch FED Bernake không mấy lạc quan về sự phục hồi và nghi ngờ tính ổn định của nó, nhưng không thể nào phủ nhận được rằng những công ty mỹ đang làm ăn có lãi trở lại, các chỉ số chứng khóan Mỹ liên tục bứt phá qua những ngưỡng cản quan trọng, thể hiện rõ sự hồi phục hay ít nhất là niềm tin vào sự hồi phục đó. Một khi nền kinh tế Mỹ ổn định và tăng trưởng trở lại, chính là lúc mà áp lực lạm phát kì vọng tăng cao. Lạm phát tăng làm thị trường hàng hóa được hỗ trợ mạnh. Trong khi đó, Bernake cho rằng, sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ muốn thật sự ổn định phải đi liền với sự phục hồi của thị trường lao động, một khi tỉ lệ thất nghiệp còn chưa giảm xuống, với áp lực lạm phát thấp hiện nay, FED không vội vàng tăng lãi suất cơ bản. Chúng ta nhận thấy một sự khập khiểng nào đó khi mà lạm phát kì vọng tăng trong khi sự can thiệp của bàn tay hữu hình là không hiện hữu, nhất định, sẽ có yếu tố đầu cơ giá lên trên thị trường hàng hóa nói chung và thị trường vàng nói riêng. Vấn đề là khi nào!
Có thể đúng và có thể sai.
Có một vấn đề gây tranh cãi đối với những nhà giao dịch trên thị trường tài chính trong suốt cả thế kỉ qua, đó chính là chiều hướng đánh giá thị trường thông qua PTKT( technical Analysis) hay PTCB( Fundamental analysis) thì hiệu quả hơn, trong khi PTKT sử dụng những bước chuyển động của giá ( Moving) trên giả thuyết thị trường hiệu quả và giá phản ánh tất cả để dự doán thị trường thì PTCB lại đo lường giá cả dựa trên tất cả những thông tin về nền kinh tế mà họ có được, tình hình chung, những sự kiện, diễn biến mới, tâm lí thị trường..v.v. Câu trả lời đó chính là không có cái nào là hiệu quả hơn cái nào, vấn đề là chúng ta có bổ sung chúng cho nhau được mà thôi hay không. Tôi đã gặp khá nhiều người giao dịch trên thị trường forex và thị trường hàng hóa giao dịch theo PTKT, tôi đã được nghe những ý kiến của một người bạn, anh ấy tỏ ra bức xúc khi nói với tôi rằng, PTCB chẳng nói lên được điều gì cả trong ngắn hạn, anh ấy nói anh ấy đã được nghe về Kinh tế Mỹ, hồi phục và tốt nữa, nhưng đôi khi cũng là không ổn định, rồi đôi khi là suy thoái kép và tệ hại hơn, họ cảm thấy bối rối về tất cả, vì sao lại không giãn lược mọi thứ, cuối cùng thì giá cả sẽ lên hay sẽ xuống, đối với một day-trading trader thì đôi khi chỉ đơn giản là buy điểm nào, stoploss bao nhiêu thì đủ và nên đóng giao dịch ở chỗ nào mà thôi.Và cũng có lần anh ấy chia sẻ với tôi rằng mới vừa nghe về tin Trợ cấp việc làm tuần rồi( unemployment claim), và cả tin tức về đơn đặt hàng lâu bền( durable goods orders), tất cả đều xấu, thế thì vì sao cặp tiền Euro vs USD và nhất là vàng lại tăng mạnh như vậy, trong khi chỉ mới tuần vừa rồi thôi, lòng tin tiêu dùng đại học chicago vừa công bố giảm mạnh so với kì vọng đã làm vàng drop một cú thật sâu như vậy. Bản thân tôi cũng thường xuyên là một nhà giao dịch theo PTKT, có lẽ một đôi lần tôi đã từng nghĩ về điều đó như cách mà anh ấy đã nói với tôi, nhưng một lúc nào đó tôi đã nhận ra, PTCB không phải là những thứ như vậy, hoặc chừng đó không phải là tất cả.Tôi thật sự cảm thấy thông cảm đối với người bạn của mình, đôi khi là đúng và đôi khi là sai, nhưng có một sự thật là chúng ta chỉ có thể sai mà thôi, còn thị trường thì không thể.
Thật khó để trình bày những thứ mà mình nghĩ, nhưng tôi nhớ có một lần thế này, đó hình như là tuần đầu tiền của năm 2010, cũng vào một tuần trading nonfarm payroll Event, tôi thật sự nhận thấy nhiều sự đảm bảo cho một chiều hướng giá lên trong suốt tuần này, cũng chính anh bạn đó nói với tôi rằng, anh ấy vừa đọc được những số liệu điều tra cho tin về lượng bán nhà mới( New home sales) tối nay, tình hình có vẻ khả quan và đã có những tín hiệu kĩ thuật phá vỡ thuyết phục anh ta với một lệnh mua.Tôi chỉ nói với anh ấy một câu thế này: " Tôi cũng nghĩ là anh sẽ đúng, nhưng có thể là anh đã sai rồi đó".
Không có kì vọng, không có chuyển động.
Vào một buổi trưa nào đó, tôi vừa nghe về tin tức bán lẻ UK release lúc 3h30 p.m, tin rất tốt so với kì trước và nhỉnh hơn một chút so với kì vọng, Sterling vs USD tăng mạnh trước đó và tăng thêm 10-20 pips sau khi ra tin trước khi quay đầu giảm mạnh.
Sức mạnh của kì vọng
Trở lại với vấn đề của bài trước, sau những phân tích về tâm lí thị trường, hẳn các bạn ngóng đợi thời điểm vào cuộc của chúng ta là gì. Nhưng tôi lại muốn nhắc các bạn về những phân tích của bài trước đó, lần trước tôi nêu ra những dẫn chứng từ những tháng đầu năm 2010, về tăng trưởng và lạm phát kì vọng, để các bạn dễ hình dung, nhưng có lẽ sự khập khiểng sâu sắc bắt đầu xuất hiện phải kể từ tháng 8/2009. Tôi nhớ đó chính là thời điểm Úc-nước đầu tiên trong nhóm nước phát triển- tăng lãi suất cơ bản lần đầu tiên sau khủng hoảng. Kinh tế Mỹ hồi phục và thất nghiệp không ngừng leo thang. Vâng, đó chính là tháng cuối tháng 8/2009.
Bây giờ chúng ta hãy cùng có cái nhìn sơ lược về tuần Nonfarm payroll trading từ tháng 8 cho tới bây giờ.
Lần lượt từ trên xuống là tổng quan về các tuần giao dịch đầu tiên của tháng 1,2 và 4 /2010.
tháng 1/2010
tháng 3/2010
tháng 4/2010
Hẳn các bạn sẽ thắc mắc vì sao không có tháng 2, và tôi sẽ giải thích lí do trong phần sau nữa.
và bây giờ là từ tháng 8 đến tháng 12/2009.
tháng 12/2009
tháng 11/2009
tháng 10/2009
và cuối tháng 8 đầu tháng /2009
Dễ dàng nhận thấy giá vàng tăng như thế nào trong những thời điểm trên đây, mở cửa đầu tuần và bắt đầu bức phá đến cuối tuần khi được biết về dữ liệu điều tra đáng lo ngại của tỉ lệ thất nghiệp sẽ chính thức release tối thứ sáu, các bạn quan sát thấy, thời điểm sau khi ra tin, giá có thể là tăng hoặc giảm, nhưng ở bài viết này không tham vọng đề cập tới hoạt động giá sau khi bản tin vào tối thứ 6 được công bố. Tôi chỉ muốn cho các bạn thấy bức tranh của kì vọng, là đáng sợ như thế nào. Đây là thời điểm mà hầu như tỉ lệ thất nghiệp tháng nào cũng được điều tra với con số dự đóan lớn hơn kì trước, và không ngừng tăng cao. Nhưng một điểm nữa đó là tỉ lệ thất nghiệp những tháng 4-5-6-7 và trước đó nữa của năm 2009 còn tăng với tỉ lệ cao hơn nữa, vậy vì sao lúc đó, giá vàng không được đầu cơ tăng giá mạnh trong tuần công bố bản tin về bảng lương và tỉ lệ thất nghiệp. Điều đó chứng tỏ, việc tỉ lệ thất nghiệp cao không phải là mấu chốt của vấn đề, mà vấn đề chính là việc kinh tế hồi phục. Thời điểm trước đó, việc tỉ lệ thất nghiệp tăng cao chỉ tô thêm vẻ mờ nhạt cho bức tranh suy thóai kinh tế, và nên nhớ rằng, một khi kinh tế còn suy thóai, vàng khó tăng cao và đứng trước áp lực giảm sâu. Khi kinh tế hồi phục, thị trường kì vọng vào giá cả trên thị trường hàng hóa tăng mạnh, một khi tỉ lệ thất nghiệp còn ở mức cao, thì khi đó LS được kì vọng chưa được nâng lên, và điều đó đủ thú vị để các nhà đầu cơ và các trader nhạy bén tâm lí thị trường vào cuộc, một khi một lực mua lớn xuất hiện sẽ đẩy giá tăng cao trong ngắn hạn. Vậy thì, tỉ lệ thất nghiệp điều tra lớn hơn kì vọng, là một chất xúc tác đủ mạnh để những nhà đầu cơ tin tưởng vào chính sách kích thích kéo dài thêm một thời gian nữa và thật là lí tưởng khi chúng ta vào cuộc cùng họ ngay lúc đó để ăn chênh lệch giá trong ngắn hạn.
Những nhân tố ảnh hưởng khác.
Như tôi đã từng nói trước đó, việc xác định sentiment của thị trường khi có key economic indicator thật sự dễ dàng hơn những lúc bình thường, thì đôi khi cũng có những yếu tố mới làm thay đổi mọi thứ, trong một thị trường với tất cả những yếu tố động, nếu áp đặt một yếu tố tĩnh vào, cũng nên dựa trên bối cảnh và những giả thuyết nào đó. Những yếu tố đó có thể là gì, một vụ động đất ở Chilê hồi tháng 3, hay tàu Hàn Quốc bị đắm chẳng hạn, hay gần hơn là vấn đề của Euro Zone.v.v. Và làm sao để chúng ta kiểm soát nó, tôi thiết nghĩ, nó thuộc phần kĩ năng giao dịch, hơn là kĩ năng phân tích. Kĩ năng giao dịch là cần có đối với mọi trader.
Và bây giờ có lẽ là lúc thích hợp để tôi trình bày diễn biến hồi tháng 2.Các bạn hãy nhìn xem
Giá mở cửa và tăng vọt lên ngay trong phiên Tokyo, sau đó tiếp tục duy trì bước tăng trong 2 ngày tiếp theo, nhưng những thông tin mới về cuộc khủng hoảng liên quan tới thâm hụt ngân sách Hilạp khiến đồng USD tăng giá mạnh song hành với mối lo ngại về khủng hoảng và suy thoái kép, những diễn biến mới kéo theo một sentiment mới và vàng bị một cú drop sâu khi mọi tham vọng của phe đánh lên bị thất bại hoàn toàn. Đôi khi chúng ta cũng phải chấp nhận một sự thật là không có ai là dám chắc chắn về tất cả mọi thứ, và không phải lúc nào chúng ta cũng có thể kiểm soát được tình hình, có thể lúc đó tôi đã chậm chân trong việc nắm bắt thông tin về tình hình của Euro zone, nhưng có lẽ đó là một phần của cuộc chơi.
Phân tích kĩ thuật kết hợp Phân tích cơ bản.
Đôi khi với những phân tích độc lập, chúng ta không thể nào tránh khỏi sự áp đặt, hoặc là có thể đôi khi những phân tích của bạn không hề sai, nhưng thị trường không nghĩ như bạn, phải chăng, chúng ta nên có một câu trả lời từ thị trường, khi ra quyêt định.
Ví dụ minh họa chart tháng 1/2010.
Khi bạn đã chuẩn bị tư thế cho một lệnh buy, sẽ khá hợp lí để vào lệnh khi thị trường trả lời bằng một cú break qua trend line như thế này.
Điều cuối cùng tôi muốn nói với các bạn, đó chính là, khi mà các bạn đã chọn cho mình con đường là một trader chuyên nghiệp, tôi thiết nghĩ các bạn sẽ phải không ngừng học hỏi theo thời gian, cho đến khi bạn thôi ngừng thở, vì nếu không, có thể bạn sẽ bị thị trường bỏ rơi.Vì sao con cái của Darvas hay có lẽ là cả Soros sau này nữa, đã và sẽ không thành công như những bậc tiền nhân của họ, phải chăng những đại tài kinh doanh như vậy ích kỉ đến nổi không thể truyền lại những bí kíp kinh doanh cho con cháu mình. Hẳn mỗi các bạn cũng có câu trả lời cho câu hỏi đó. Và rồi, những lời chia sẻ mà tôi đã nói trên đây, có thể áp dụng để thành công trong tương lai nữa hay không, có lẽ là tôi cũng không biết nữa, bởi vì thị trường luôn chuyển động và thay đổi, nhưng cũng có lẽ, ở một khía cạnh nào đó, một vài điều sẽ còn đọng lại và tồn tãi mãi với thời gian./
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét