(Sưu Tầm)
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới giá vàng. Các yếu tố quan trọng nhất có thể kể đến bao gồm : lạm phát, giá dầu, giá trị đồng USD, tình hình địa chính trị thế giới, khủng hoảng kinh tế, cung và cầu vàng vật chất, chu kỳ mùa, lượng dự trữ của các ngân hàng trung ương, yếu tố hành vi - tâm lý và các mức cản kỹ thuật của các chuyên gia phân tích,… Trong thời gian gần đây, sự thao túng của giới đầu cơ đã làm nhiễu loạn thị trường trong một số thời điểm.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới giá vàng. Các yếu tố quan trọng nhất có thể kể đến bao gồm : lạm phát, giá dầu, giá trị đồng USD, tình hình địa chính trị thế giới, khủng hoảng kinh tế, cung và cầu vàng vật chất, chu kỳ mùa, lượng dự trữ của các ngân hàng trung ương, yếu tố hành vi - tâm lý và các mức cản kỹ thuật của các chuyên gia phân tích,… Trong thời gian gần đây, sự thao túng của giới đầu cơ đã làm nhiễu loạn thị trường trong một số thời điểm.
Các Ngân Hàng Trung Ương:
Các NHTW giữ một vai trò quan trọng trong ảnh hưởng đối với giá vàng. Xu hướng các NHTW ngày càng gia tăng dự trữ bằng vàng thay thế USD. Ngoài việc mua bán vàng, các NHTW còn tác động đến hoạt động cho vay, hoán đổi và các công cụ phái sinh khác. Hầu hết các NHTW đều phải báo cáo lượng vàng dự trữ họ đang nắm giữ cho Quỹ Tiền Tệ Thế Giới IMF vào cuối mỗi tháng. Tuy nhiên có một số NHTW mà lượng vàng họ nắm giữ không dùng vào mục đích dự trữ nên sẽ không báo cáo cho IMF.
Lượng bán vàng cam kết của các NHTW: hiệp ước CBGA gồm 2 giai đoạn từ năm 1999 đến 2004 và từ 2004 đến 2009, các NHTW đã ký cam kết “Hiệp Ước Bán Vàng Của Các Ngân Hàng Trung Ương” giai đoạn 2 vào 8/3/2004,bao gồm các NHTW của EU, Thụy Sĩ và Thụy Điển đồng ý giới hạn lượng vàng bán ra của họ trong vòng 5 năm bắt đầu từ 28/9/2004, các thành viên hiệp ước đồng ý cam kết khối lượng bán tối đa là 2500 tấn. Tuy nhiên cho đến giờ lượng bán của họ thường không đủ như đã ký kết.
Lạm phát :
Giá vàng thường tỷ lệ thuận với sự gia tăng của lạm phát
Trong thời kỳ lạm phát cao, tiền giấy mất giá người ta có xu hướng đầu tư vào vàng để giữ giá trị tài sản, vàng là tài sản hữu hiệu để tích trữ và giá trị không tùy thuộc vào sức khỏe bất kỳ nền kinh tế nào. Vàng là công cụ tài chính hữu hiệu để phòng ngừa lạm phát. Thông thường để đối phó với tình trạng lạm phát tăng cao, thị trường có khuynh hướng mua vàng với kỳ vọng giá trị tài sản sẽ không bị giảm sút .Các quỹ đầu tư, đầu cơ cũng mua vàng với mục tiêu là sử dụng vàng như một phần tài sản đảm bảo giá trị quỹ trong trường hợp lạm phát cao hay kinh tế suy thoái, giá chứng khoán sụt giảm….
Giá dầu:
Một quy luật bất thành văn trên thị trường từ trước đến nay là giá vàng thông thường luôn luôn tăng gấp 10 lần so với giá dầu.Do giá dầu có khả năng tác động mạnh đến lạm phát nên nó cũng sẽ tác động mạnh đến giá vàng.
Bất ổn địa chính trị :
Khủng hoảng chính trị, khủng hoảng kinh tế, chiến tranh, khủng bố, thiên tai… : là các yếu tố tác động mạnh tới giá vàng. Vàng là nơi trú ẩn an toàn khi có bất ổn xảy ra !
Cung và cầu vàng vật chất :
Nhu cầu tiêu thụ: nhu cầu tích trữ, làm nữ trang, dùng trong công nghiệp…ngày một tăng làm giá vàng tăng theo. Điều này thể hiện rõ nét trong chu kỳ kinh doanh vàng đặc biệt của một số nước như mùa cưới hỏi ở Ấn Độ, dịp tết ở Trung Quốc,…Lượng cầu tăng làm giá vàng tăng và ngược lại.
Lượng sản xuất: Theo Hội Đồng Vàng Thế Giới, khối lượng vàng sản xuất được trong các năm gần đây khoảng 2500 tấn/năm. Khối lượng sàn xuất vàng của các công ty khai thác vàng hàng đầu thế giới cũng tác động không nhỏ tới giá vàng. Hiện tại, Úc, Trung Quốc, Châu Phi là những nơi sản xuất vàng chủ yếu của thế giới.
Giá trị đồng USD :
Giá trị USD có tương quan tỷ lệ nghịch với giá vàng. Chính vì thế, việc kinh doanh vàng phải đặc biệt theo dõi sức khỏe của nền kinh tế Mỹ và giá trị đồng USD.
Các mức giá tâm lý và kỹ thuật :
Các mức giá tâm lý và kỹ thuật ảnh hưởng lớn tới hành động mua và bán trên thị trường vàng. Hiện tại, mức giá “1000” đang là mức tâm lý vô cùng quan trọng.
Các mức cản tâm lý khác đã tác động nhiều đến giá vàng trong quá khứ như : 500, 600, 700, …
Các mức cản kỹ thuật do các chuyên gia khuyến cáo như 950 , 992, ..hoặc các mức giá đã xuất hiện trong quá khứ như 732, 850, …tác động rất lớn đến các lệnh mua , bán hoặc dừng lỗ, chốt lời.
Sức khỏe các nền kinh tế lớn :
Việc phân tích sức khỏe của các nền kinh tế lớn, đặc biệt là Mỹ, đồng thời với việc phân tích giá trị các đồng tiền giúp ích rất nhiều đến việc kinh doanh vàng.
Một số yếu tố khác :
v Sự can thiệp của chính quyền vào quá trình khai thác khoáng sản cũng ảnh hưởng lớn tới giá vàng. Chính sách của quản lý tài chính của các chính quyển cũng là một yếu tố cần xem xét khi đầu tư vàng.
v Tin tức liên quan đến các công ty khai thác vàng, các mỏ vàng, …cũng ảnh hưởng đáng kể tới giá vàng.
v Việc kinh doanh vàng trên sàn giao dịch ETFs: sự ra đời của loại hình kinh doanh này đã tạo nên cơ hội kinh doanh vàng thuận tiện, hiệu quả cao cho giới đầu tư và là một trong những nhân tố tác động đến giá vàng tăng cao trong những năm gần đây.
v Giới đầu cơ đang có nhiều động thái tác động nhiều đến giá vàng thế giới. Sự phân tích kỹ hành động của giới đầu cơ có thể giúp ích cho hoạt động kinh doanh vàng.
v
Tâm lý người tiêu dùng bắt đầu quen với việc giá vàng tăng cao. Tâm lý đám đông thường xuất hiện khi giá vàng tăng mạnh hay giảm mạnh.
Tâm lý người tiêu dùng bắt đầu quen với việc giá vàng tăng cao. Tâm lý đám đông thường xuất hiện khi giá vàng tăng mạnh hay giảm mạnh.
v Quá trình bảo hiểm của các nhà sản xuất vàng lớn: các công ty sản xuất vàng thường có chiến lược bảo hiểm giá vàng cho số lượng vàng sản xuất theo kế hoạch trong tương lai thông qua việc thực hiện các nghiệp vụ như forward, option,.. tuy nhiên quá trình này không phải lúc nào cũng được thực hiện mà tùy theo chu kỳ biến động giá vàng. Thường thì khi giá vàng đang trong chu kỳ tăng mạnh thì các nhà sản xuất tính toán lại và hạn chế việc bán trước lượng vàng sẽ sản xuất.
v Giá kim loại khác như đồng, bạch kim,…cũng có tác động tới giá vàng theo tỷ lệ thuận.
thanks,
Trả lờiXóa