Thứ Hai, 19 tháng 7, 2010

Có cần chuẩn bị tâm lý trước khi giao dịch Forex không ? - Sưu tầm

Hôm nay mình sẽ nói về tâm lý của nhà đầu tư khi tham gia vào giao dịch trên thị trường forex. Khi bạn tham gia vào lĩnh vực đầu tư này, bạn đã tìm hiểu về nó như thế nào, về nhà broker, về công ty môi giới hay tổ chức mà bạn sẽ mở một tài khoản để thực hiện giao dịch. Bạn đã tìm hiểu về cách kiếm lợi nhuận trong thị trường này chưa, cũng như các phân tích kỹ thuật ( chart ), các chỉ số kinh tế tác động tới giá, các yếu tố khác như : động đất, bão, lũ lụt, khủng bố, chiến tranh,…Khi mọi thứ bạn đã tìm hiểu và rõ ràng bạn đã sẳn sàng giao dịch chưa ? Vâng, bạn đã sẵn sàng giao dịch được rồi nhưng bạn sẽ nhanh chóng phát hiện ra rằng tại sao những thứ mình đã chuẩn bị kỹ rồi nhưng giao dịch lại thất bại. Đối với những nhà đầu tư đã thực hiện trên tài khoản demo thì họ giao dịch ( trade ) rất thành công. Còn khi giao dịch với tài khoản thật, bằng tiền thật thì lại thua lỗ. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao vậy ? Cũng áp dụng mọi hiểu biết vào tài khoản thật giống như tài khoản demo. Tới đây thì câu trả lời là tâm lý của nhà đầu tư khi giao dịch bằng tài khoản demo rất thoải mái, không lo sợ mất tiền, không áp lực với mục tiêu lợi nhuận. Còn với tài khoản thật, bỏ tiền thật vào để giao dịch thì phải lo nghĩ về rủi ro, sợ mất tiền. Ở đây mình sẽ nói rõ hơn về tâm lý khi giao dịch như thế nào để làm sao mình khắc phục nó hay nói cách khác là rèn luyện tinh thần thép để chiến đấu. Vì giao dịch forex giống như là chiến trường vậy. Một là bạn thắng còn không thì bạn sẽ chết. Mình phải xác định rõ ràng như vậy thì mới tham gia vào.

1 Trường hợp tài khoản hoàn toàn trống ( không có lệnh trong thị trường )
 
Khi mở tài khoản lên giao dịch, bạn cảm thấy nhẹ nhàng, không bị áp lực gì hết. Bạn ngồi theo dõi giá. Thí dụ : khi bắt đầu xem giá là 1100 được khoảng 20 phút, giá lên 1104 . Lúc này bạn suy nghĩ gì ? Bạn thấy tiếc không. Và ước gì mình vào lệnh mua ( buy ) và đã lời 4 giá rồi. Nghĩ tới đây, bạn sẽ suy nghĩ là giá còn lên không ta, có nên mua không, nếu không mua thì giá đi lên nữa thì tiếc nữa, nếu mua vào lỡ giá xuống thi sẽ lỗ. Ở giai đoạn này , có 2 hướng quyết định là 50% mỗi hướng.

Hướng thứ 1: Bạn ngồi giao dịch một mình, không bị tác động người xung quanh.
 
+ Bạn quyết định mua ( buy ) để không mất cơ hội kiếm lời. Nhưng khi bạn đã mua giá không tiếp tục lên như mong đợi. Lúc này giá đi xuống 1103,1102, bạn nghĩ sao kỳ vậy ta, rõ ràng là đang lên mà sao không lên nữa mà xuống rồi. Sao không xuống đi mà đợi mình mua xong rồi mới xuống. Hay là vàng biết mình mua thì nó xuống. Rõ ràng là bạn không có lòng tin khi thực hiện lệnh này. Dẫn đến hệ quả là bạn lo lắng, suy nghĩ nhiều thứ và đặc biệt bạn sẽ nghĩ tới việc cắt lỗ ( stoploss ) lệnh này. Và trường hợp này phải nói là rất rất nhiều nhà đầu tư gặp phải. Và bạn suy nghĩ là liệu mình cắt lổ xong là giá đi lên lại thì sau nhưng nếu không cắt lỗ lở giá đi xuống luôn thì lỗ càng nặng nề. Lúc này trong bạn có nhiều suy nghĩ trái chiều nhau, tim bạn đập mạnh và không còn bình tĩnh nữa.
+ Bạn quyết định không mua để cơ hội tiếp tục trôi qua. Đúng là tiếc thật vì giá vàng tiếp tục tăng mà bạn thì đang chờ đợi nó tăng mạnh, phải chắc chắn còn tăng nhiều nữa. Khi giá tiếp tục tăng và bạn thấy thật tiếc nếu vào lệnh mua thì bây giờ cũng kiếm được một mớ tiền rồi. Và lần này , bạn nghĩ sẽ không bỏ qua cơ hội nữa và vào lệnh mua. Nhưng khi bạn vào lệnh thì giá đảo chiều đi xuống. Đúng là trớ triêu thật. Và nhiều suy nghĩ cho việc cắt lỗ ( stoploss ) để hạn chế thua lỗ tiếp tục. Bạn luôn có suy nghĩ là bắt giá đi theo suy nghĩ của mình. Nhưng đó là suy nghĩ sai lầm lớn dẫn đến cháy tài khoản nhanh chóng.
Vào những lần sau, cũng tương tự như vậy, bạn sẽ suy nghĩ là không biết có nên vào lệnh hay không nữa, nếu vào thì giá có đi xuống hay vẫn tiếp tục đi lên. Vậy thì làm thế nào để giải quyết dứt điểm suy nghĩ này ? Và mỗi lần vào lệnh là tim bạn lại đập mạnh hơn bình thường, mỗi khi vào lệnh bị thua là có ham muốn tiếp tục vào lệnh để gở lại lệnh mới thua,…

Hướng thứ 2: Bạn ngồi giao dịch có người khác kế bên cũng biết về thị trường này.
 
Vì bạn đang phân vân, lưỡng lự là không biết nên mua hay không mua. Nếu không mua thì giá lên sẽ tiếc , còn nếu mua lở giá xuống thì chết. Lúc này nếu người xung quanh bạn đưa ra ý kiến thì bạn rất dễ dàng xuôi theo ý kiến của người đó. Vì lúc này bạn giống như được ai đó chỉ dẫn khi đang đứng ở ngã rẽ trái và phải. Nếu ý kiến của người đó đưa ra giúp bạn kiếm được lợi nhuận thì khỏi phải nói, còn nếu nó làm bạn thua lỗ thì sao. Bạn sẽ nghĩ gì với người đó. Ở đây xuất hiện vấn đề là tại sao mình phải dựa vào ý kiến đó khi chính mình lại chịu kết quả. Tại sao mình không tự quyết định cho chính mình ? Hay nếu bạn nói rằng bạn chưa đủ tự tin, chưa thấy được cơ hội thật sư nên chưa biết thế nào và đúng lúc cũng có ý kiến nên theo hướng này thành ra theo luôn. Chính vì có suy nghĩ như vậy nên đại đa số nhà đầu tư đều thất bại trong giao dịch của mình. Nếu bạn chưa đủ tự tin, chưa thấy cơ hội thật sự thì bạn nên chờ đợi tới khi nào bạn thấy đủ thì vào lệnh. Vì thị trường này cho ta rất nhiều cơ hội trong một ngày, trong 1 tháng, trong 1 năm và diễn ra từ năm này qua năm kia. Bạn phải thật sáng suốt trên quyết định của mình, phải quyết đoán có suy nghĩ.

Khuyết điểm lớn nhất của giao dịch bằng tài khoản demo là vô tình tạo cho ta tâm lý ỷ y, dửng dưng mà khi giao dịch với tài khoản thật thì làm cho nhà đầu tư mau thua lỗ và cháy tài khoản là chắc chắn.

Vậy thì làm thế nào để bạn có thể tự tin hơn khi vào lệnh. Chỉ có một cách là bạn chơi thật, bằng tài khoản thật và phải rèn luyện làm sao khi vào lệnh thì phải vững vàng, không được phân vân. Khi bạn thua 1 lệnh thì phải tìm ra nguyên do vì sao lệnh đó mình thua, thua gì cái gi, về nguyên nhân gì. Có như vậy thì càng ngày mình mới đúc kết được nhiều vấn đề và mình sẽ không phạm sai lầm trong những lần tiếp theo. Nếu bạn rèn luyện được một tinh thần giao dịch tốt bằng tài khoản demo thì bạn quả là tuyệt vời , bạn sẽ hạn chế rủi ro, thua lỗ với giao dịch thật và sẽ nhanh chóng kiếm lợi nhuận về cho mình.

2 Trường hợp tài khoản có lệnh trong thị trường
 
+ Với tài khoản bạn đủ lớn và lệnh trong thị trường của bạn đang ở trạng thái lỗ nhưng chưa đe dọa đến tài khoản của bạn. Thí dụ : bạn có tài khoản 10.000 usd và lệnh của bạn hiện giờ là mua 0.1lot giá mua là 1100 và giá hiện tại là 1090. Như vậy là bạn đã thua lỗ hết 10 usd ( 10 giá ) và số tiền thua lỗ thật sự là 100 usd ( chưa tính chênh lệnh giá, và phí commission ). Như vậy, bạn thấy rằng với tiền lỗ là 100 usd so với tài khoản 10.000 usd thì không thấm vào đâu và bạn cũng không lo lắng gì. Nhưng nếu, không phải 0.1 lot mà là 1lot hay 2lot thì sao. Bạn có lo lắng không ? Hay là đứng ngồi không yên ?. Khách hàng thường có thói quen là tiếc tiền nhưng lại rất mê tiền. Khi một giao dịch bắt đầu thua lỗ thì bạn thường nghĩ là giá sẽ đi theo lại hướng mà bạn nghĩ và bạn không cắt lỗ lệnh đó. Đây là suy nghĩ chết người đó bạn. Bạn phải quyết đoán sáng suốt, bạn phải đặt stoploss, phải mạnh dạn cắt bỏ lệnh lỗ để bảo toàn số vốn và tạo cho mình thoải mái về tinh thần để chuẩn bị cho lần giao dịch tiếp. Nếu bạn không cắt lỗ và giá tiếp tục đi ngược hướng với bạn nghĩ thì kết quả bạn biết rồi đó. Vì vậy, bạn phải nhớ khi vào một lệnh, bạn phải xác định là lệnh này mình sẽ chốt lời ( take profit ) bao nhiêu giá và dừng lỗ ( stoploss ) bao nhiêu giá và tốt nhất là bạn nên đặt trước stoploss để ngăn ngừa khi lỗ bạn không cắt vì tiếc tiền và nghĩ là giá sẽ đi ngược lại.

+ Nếu bây giờ trong tài khoản của bạn có cặp lệnh lock ( buy <-> sell ). Nghĩa là bạn đã ấn định tạm thời phần thua lỗ rồi. Cho dù giá đi lên hay đi xuống bao nhiêu thì phần lỗ đó cũng không tăng và không giảm. Có nhiều người suy nghĩ rằng số tiền mình lỗ đó vẫn có thể cứu vãn được, vẫn có thể làm cho nó huề vốn hay lời nữa là khác. Đúng là vậy, bạn có thể làm được nhưng bạn làm nó như thế nào, bạn biết là giá lên hay xuống và mình phải gở bỏ lệnh buy hay lệnh sell đây. Bạn thấy có thoải mái tinh thần khi có lệnh lock không ? Tôi xin trả lời là bạn sẽ đau đầu, lo lắng về lệnh lock này. Vì bạn không biết nên gở bỏ đầu nào ( buy hay sell ) nếu gở ra ( thí dụ : gở bỏ lệnh buy ra, còn lại lệnh sell ) thì không biết là giá có đi xuống không hay là đi lên. Nếu giá đi xuống thì quá tốt, còn nếu giá sau khi gở lệnh ra đi lên thì sao đây. Lúc này bạn tiếp tục lock lại hay cắt bỏ lệnh còn lại luôn. Vậy là bạn gặp lại vấn đề tương tự trước rồi. Như vậy, nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì khuyên bạn không nên dùng lock và nếu có dùng thì khoảng 3-5 usd thì lock, còn nếu nhiều hơn nữa thì mạnh dạn cắt bỏ để khỏi phải đau đầu. Lock thật sự không phải là cách giao dịch tốt, lock chỉ làm tăng số lệnh của bạn lên, làm cho rủi ro của bạn càng cao, tăng chi phí mà bạn phải trả ( chênh lệnh giá, commission,…) 

Khi chúng ta đã xác định tham gia đầu tư vào forex thì chúng ta phải đánh giá là thị trường này như một đói thủ ghê gốm nhất có thể. Phải rèn luyện ý chí chiến đấu, phải cẩn thận từng phút giây, phải luôn cảnh giác với nó, phải tôn trọng đói thủ, không được xem thường. Phải rèn luyện làm sao một khi vào lệnh là tự tin đặt chốt lời ( take profit ) và cắt lỗ ( stoploss ) và sau khi đặt xong thì nên tắt phần mềm giao dịch, nếu được thì nên tắt luôn máy tính. Không quan tâm tới lệnh mình đã đặt, không quan tâm tới giá lên hay xuống. Lúc này bạn sẽ không bị giá chi phối suy nghĩ nữa, không bị cuốn theo giá khi ngồi nhìn nó, không bị người khác làm mình phân tâm. Có như vậy thì bạn mới thật sự tận dụng được cơ hội mà forex mang lại. Bạn cũng đừng quá tham lam, vì tham là thăm đó bạn. Bạn phải nhớ Chốt lời không chốt mà đi cắt lỗ “.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét