Thứ Tư, 21 tháng 7, 2010

This Trading Method Is About to Signal Another Buy On Gold and Silver - In Market Analysis

Trading against the market herd, also known as going contrary can be quite profitable, but timing is another challenge entirely .  Many contrarians make calls too early as irrational markets tend to stay irrational too long for most investors to stay in them.   Nevertheless, when used in conjunction with other technical tools it can provide excellent market entry points that are high reward and low risk when structured correctly.
In these past few weeks since my article on the death cross and why specifically this cross is quite bearish due to other technical signs, I have been bombarded with emails and links to Barron’s and Marketwatch which claim the death cross when back-tested is a contrary indicator with no statistical advantage.  Word to the wise, be careful of what you read in the widely published media reports.  A technician worth his salt knows if a death cross is real and if you need to be wary of a market downturn, similar to the market decline of 2008.
Remember that Barrons, CNBC and MarketWatch are in the business of advertising, which depends on their circulation.  Many of their ads are supported by major corporations who want their readers to be bullish rather than bearish.
What has concerned me lately in gold was the amount of media promoting the possibility of gold skyrocketing during the recent Sovereign Debt Crisis, where many fled the Euro to buy treasuries, the dollar and gold.  Today there was speculation that may threaten banks who are not lending.  This is becoming a deflationary crisis and investors are now concentrating on treasuries.  Mortgage rates are at all time lows, lending is drying up and housing starts are plummeting.  There are worries about U.S. Debt, higher taxes and increased government intervention in the private sector.  This shakeout in precious metals is giving investors another opportunity to jump into this bull market without being caught up in the hysteria.  To enter the trend with additional capital, it would be wise to buy when the conditions are oversold.
I have written about the use of oscillators to show short term buypoints in an uptrend.  I am seeing this happening again with gold.  Gold is about to hit an 18 month trend line, which has been successfully tested 6 times.  This is a valid and significant trend line that needs to be monitored closely.  Oversold conditions coupled with long term trend support leads to highly profitable times, as indicated in the chart below.
While learning to trade, I was taught to be a patient lion waiting for the best possible opportunity to pounce.  Lions wait intently until they are sure of optimal results: a  profitable trade.  Now as a trader of gold and silver, I see opportunity approaching.  The best way to play this market is by buying gold and silver when it hits the lower support trend line and is oversold, and selling as it approaches the rising resistance line.  This rule forces you to enter when the conditions are oversold but still in an up market, giving you very minimal downside risk.  Each time gold has rallied into new highs, the first correction to that trend line has been the counter trend bottom in the next major move.
Investors should be concerned if there is a break in that trendline as it has proven to be valid over the past 18 months.  There are many similarities with silver.
I believe silver is a great buy here at $17, especially as this is a true deflationary hedge.  Eventually the public will want real money, which is gold and silver.  Silver has the possibility of making a major run as it is way below all time highs.  During this time when it is oversold and coming in play with long term support, I would position myself for a move higher from the $17 area to $21 by the end of 2010.

Thứ Hai, 19 tháng 7, 2010

Có cần chuẩn bị tâm lý trước khi giao dịch Forex không ? - Sưu tầm

Hôm nay mình sẽ nói về tâm lý của nhà đầu tư khi tham gia vào giao dịch trên thị trường forex. Khi bạn tham gia vào lĩnh vực đầu tư này, bạn đã tìm hiểu về nó như thế nào, về nhà broker, về công ty môi giới hay tổ chức mà bạn sẽ mở một tài khoản để thực hiện giao dịch. Bạn đã tìm hiểu về cách kiếm lợi nhuận trong thị trường này chưa, cũng như các phân tích kỹ thuật ( chart ), các chỉ số kinh tế tác động tới giá, các yếu tố khác như : động đất, bão, lũ lụt, khủng bố, chiến tranh,…Khi mọi thứ bạn đã tìm hiểu và rõ ràng bạn đã sẳn sàng giao dịch chưa ? Vâng, bạn đã sẵn sàng giao dịch được rồi nhưng bạn sẽ nhanh chóng phát hiện ra rằng tại sao những thứ mình đã chuẩn bị kỹ rồi nhưng giao dịch lại thất bại. Đối với những nhà đầu tư đã thực hiện trên tài khoản demo thì họ giao dịch ( trade ) rất thành công. Còn khi giao dịch với tài khoản thật, bằng tiền thật thì lại thua lỗ. Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao vậy ? Cũng áp dụng mọi hiểu biết vào tài khoản thật giống như tài khoản demo. Tới đây thì câu trả lời là tâm lý của nhà đầu tư khi giao dịch bằng tài khoản demo rất thoải mái, không lo sợ mất tiền, không áp lực với mục tiêu lợi nhuận. Còn với tài khoản thật, bỏ tiền thật vào để giao dịch thì phải lo nghĩ về rủi ro, sợ mất tiền. Ở đây mình sẽ nói rõ hơn về tâm lý khi giao dịch như thế nào để làm sao mình khắc phục nó hay nói cách khác là rèn luyện tinh thần thép để chiến đấu. Vì giao dịch forex giống như là chiến trường vậy. Một là bạn thắng còn không thì bạn sẽ chết. Mình phải xác định rõ ràng như vậy thì mới tham gia vào.

1 Trường hợp tài khoản hoàn toàn trống ( không có lệnh trong thị trường )
 
Khi mở tài khoản lên giao dịch, bạn cảm thấy nhẹ nhàng, không bị áp lực gì hết. Bạn ngồi theo dõi giá. Thí dụ : khi bắt đầu xem giá là 1100 được khoảng 20 phút, giá lên 1104 . Lúc này bạn suy nghĩ gì ? Bạn thấy tiếc không. Và ước gì mình vào lệnh mua ( buy ) và đã lời 4 giá rồi. Nghĩ tới đây, bạn sẽ suy nghĩ là giá còn lên không ta, có nên mua không, nếu không mua thì giá đi lên nữa thì tiếc nữa, nếu mua vào lỡ giá xuống thi sẽ lỗ. Ở giai đoạn này , có 2 hướng quyết định là 50% mỗi hướng.

Hướng thứ 1: Bạn ngồi giao dịch một mình, không bị tác động người xung quanh.
 
+ Bạn quyết định mua ( buy ) để không mất cơ hội kiếm lời. Nhưng khi bạn đã mua giá không tiếp tục lên như mong đợi. Lúc này giá đi xuống 1103,1102, bạn nghĩ sao kỳ vậy ta, rõ ràng là đang lên mà sao không lên nữa mà xuống rồi. Sao không xuống đi mà đợi mình mua xong rồi mới xuống. Hay là vàng biết mình mua thì nó xuống. Rõ ràng là bạn không có lòng tin khi thực hiện lệnh này. Dẫn đến hệ quả là bạn lo lắng, suy nghĩ nhiều thứ và đặc biệt bạn sẽ nghĩ tới việc cắt lỗ ( stoploss ) lệnh này. Và trường hợp này phải nói là rất rất nhiều nhà đầu tư gặp phải. Và bạn suy nghĩ là liệu mình cắt lổ xong là giá đi lên lại thì sau nhưng nếu không cắt lỗ lở giá đi xuống luôn thì lỗ càng nặng nề. Lúc này trong bạn có nhiều suy nghĩ trái chiều nhau, tim bạn đập mạnh và không còn bình tĩnh nữa.
+ Bạn quyết định không mua để cơ hội tiếp tục trôi qua. Đúng là tiếc thật vì giá vàng tiếp tục tăng mà bạn thì đang chờ đợi nó tăng mạnh, phải chắc chắn còn tăng nhiều nữa. Khi giá tiếp tục tăng và bạn thấy thật tiếc nếu vào lệnh mua thì bây giờ cũng kiếm được một mớ tiền rồi. Và lần này , bạn nghĩ sẽ không bỏ qua cơ hội nữa và vào lệnh mua. Nhưng khi bạn vào lệnh thì giá đảo chiều đi xuống. Đúng là trớ triêu thật. Và nhiều suy nghĩ cho việc cắt lỗ ( stoploss ) để hạn chế thua lỗ tiếp tục. Bạn luôn có suy nghĩ là bắt giá đi theo suy nghĩ của mình. Nhưng đó là suy nghĩ sai lầm lớn dẫn đến cháy tài khoản nhanh chóng.
Vào những lần sau, cũng tương tự như vậy, bạn sẽ suy nghĩ là không biết có nên vào lệnh hay không nữa, nếu vào thì giá có đi xuống hay vẫn tiếp tục đi lên. Vậy thì làm thế nào để giải quyết dứt điểm suy nghĩ này ? Và mỗi lần vào lệnh là tim bạn lại đập mạnh hơn bình thường, mỗi khi vào lệnh bị thua là có ham muốn tiếp tục vào lệnh để gở lại lệnh mới thua,…

Hướng thứ 2: Bạn ngồi giao dịch có người khác kế bên cũng biết về thị trường này.
 
Vì bạn đang phân vân, lưỡng lự là không biết nên mua hay không mua. Nếu không mua thì giá lên sẽ tiếc , còn nếu mua lở giá xuống thì chết. Lúc này nếu người xung quanh bạn đưa ra ý kiến thì bạn rất dễ dàng xuôi theo ý kiến của người đó. Vì lúc này bạn giống như được ai đó chỉ dẫn khi đang đứng ở ngã rẽ trái và phải. Nếu ý kiến của người đó đưa ra giúp bạn kiếm được lợi nhuận thì khỏi phải nói, còn nếu nó làm bạn thua lỗ thì sao. Bạn sẽ nghĩ gì với người đó. Ở đây xuất hiện vấn đề là tại sao mình phải dựa vào ý kiến đó khi chính mình lại chịu kết quả. Tại sao mình không tự quyết định cho chính mình ? Hay nếu bạn nói rằng bạn chưa đủ tự tin, chưa thấy được cơ hội thật sư nên chưa biết thế nào và đúng lúc cũng có ý kiến nên theo hướng này thành ra theo luôn. Chính vì có suy nghĩ như vậy nên đại đa số nhà đầu tư đều thất bại trong giao dịch của mình. Nếu bạn chưa đủ tự tin, chưa thấy cơ hội thật sự thì bạn nên chờ đợi tới khi nào bạn thấy đủ thì vào lệnh. Vì thị trường này cho ta rất nhiều cơ hội trong một ngày, trong 1 tháng, trong 1 năm và diễn ra từ năm này qua năm kia. Bạn phải thật sáng suốt trên quyết định của mình, phải quyết đoán có suy nghĩ.

Khuyết điểm lớn nhất của giao dịch bằng tài khoản demo là vô tình tạo cho ta tâm lý ỷ y, dửng dưng mà khi giao dịch với tài khoản thật thì làm cho nhà đầu tư mau thua lỗ và cháy tài khoản là chắc chắn.

Vậy thì làm thế nào để bạn có thể tự tin hơn khi vào lệnh. Chỉ có một cách là bạn chơi thật, bằng tài khoản thật và phải rèn luyện làm sao khi vào lệnh thì phải vững vàng, không được phân vân. Khi bạn thua 1 lệnh thì phải tìm ra nguyên do vì sao lệnh đó mình thua, thua gì cái gi, về nguyên nhân gì. Có như vậy thì càng ngày mình mới đúc kết được nhiều vấn đề và mình sẽ không phạm sai lầm trong những lần tiếp theo. Nếu bạn rèn luyện được một tinh thần giao dịch tốt bằng tài khoản demo thì bạn quả là tuyệt vời , bạn sẽ hạn chế rủi ro, thua lỗ với giao dịch thật và sẽ nhanh chóng kiếm lợi nhuận về cho mình.

2 Trường hợp tài khoản có lệnh trong thị trường
 
+ Với tài khoản bạn đủ lớn và lệnh trong thị trường của bạn đang ở trạng thái lỗ nhưng chưa đe dọa đến tài khoản của bạn. Thí dụ : bạn có tài khoản 10.000 usd và lệnh của bạn hiện giờ là mua 0.1lot giá mua là 1100 và giá hiện tại là 1090. Như vậy là bạn đã thua lỗ hết 10 usd ( 10 giá ) và số tiền thua lỗ thật sự là 100 usd ( chưa tính chênh lệnh giá, và phí commission ). Như vậy, bạn thấy rằng với tiền lỗ là 100 usd so với tài khoản 10.000 usd thì không thấm vào đâu và bạn cũng không lo lắng gì. Nhưng nếu, không phải 0.1 lot mà là 1lot hay 2lot thì sao. Bạn có lo lắng không ? Hay là đứng ngồi không yên ?. Khách hàng thường có thói quen là tiếc tiền nhưng lại rất mê tiền. Khi một giao dịch bắt đầu thua lỗ thì bạn thường nghĩ là giá sẽ đi theo lại hướng mà bạn nghĩ và bạn không cắt lỗ lệnh đó. Đây là suy nghĩ chết người đó bạn. Bạn phải quyết đoán sáng suốt, bạn phải đặt stoploss, phải mạnh dạn cắt bỏ lệnh lỗ để bảo toàn số vốn và tạo cho mình thoải mái về tinh thần để chuẩn bị cho lần giao dịch tiếp. Nếu bạn không cắt lỗ và giá tiếp tục đi ngược hướng với bạn nghĩ thì kết quả bạn biết rồi đó. Vì vậy, bạn phải nhớ khi vào một lệnh, bạn phải xác định là lệnh này mình sẽ chốt lời ( take profit ) bao nhiêu giá và dừng lỗ ( stoploss ) bao nhiêu giá và tốt nhất là bạn nên đặt trước stoploss để ngăn ngừa khi lỗ bạn không cắt vì tiếc tiền và nghĩ là giá sẽ đi ngược lại.

+ Nếu bây giờ trong tài khoản của bạn có cặp lệnh lock ( buy <-> sell ). Nghĩa là bạn đã ấn định tạm thời phần thua lỗ rồi. Cho dù giá đi lên hay đi xuống bao nhiêu thì phần lỗ đó cũng không tăng và không giảm. Có nhiều người suy nghĩ rằng số tiền mình lỗ đó vẫn có thể cứu vãn được, vẫn có thể làm cho nó huề vốn hay lời nữa là khác. Đúng là vậy, bạn có thể làm được nhưng bạn làm nó như thế nào, bạn biết là giá lên hay xuống và mình phải gở bỏ lệnh buy hay lệnh sell đây. Bạn thấy có thoải mái tinh thần khi có lệnh lock không ? Tôi xin trả lời là bạn sẽ đau đầu, lo lắng về lệnh lock này. Vì bạn không biết nên gở bỏ đầu nào ( buy hay sell ) nếu gở ra ( thí dụ : gở bỏ lệnh buy ra, còn lại lệnh sell ) thì không biết là giá có đi xuống không hay là đi lên. Nếu giá đi xuống thì quá tốt, còn nếu giá sau khi gở lệnh ra đi lên thì sao đây. Lúc này bạn tiếp tục lock lại hay cắt bỏ lệnh còn lại luôn. Vậy là bạn gặp lại vấn đề tương tự trước rồi. Như vậy, nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì khuyên bạn không nên dùng lock và nếu có dùng thì khoảng 3-5 usd thì lock, còn nếu nhiều hơn nữa thì mạnh dạn cắt bỏ để khỏi phải đau đầu. Lock thật sự không phải là cách giao dịch tốt, lock chỉ làm tăng số lệnh của bạn lên, làm cho rủi ro của bạn càng cao, tăng chi phí mà bạn phải trả ( chênh lệnh giá, commission,…) 

Khi chúng ta đã xác định tham gia đầu tư vào forex thì chúng ta phải đánh giá là thị trường này như một đói thủ ghê gốm nhất có thể. Phải rèn luyện ý chí chiến đấu, phải cẩn thận từng phút giây, phải luôn cảnh giác với nó, phải tôn trọng đói thủ, không được xem thường. Phải rèn luyện làm sao một khi vào lệnh là tự tin đặt chốt lời ( take profit ) và cắt lỗ ( stoploss ) và sau khi đặt xong thì nên tắt phần mềm giao dịch, nếu được thì nên tắt luôn máy tính. Không quan tâm tới lệnh mình đã đặt, không quan tâm tới giá lên hay xuống. Lúc này bạn sẽ không bị giá chi phối suy nghĩ nữa, không bị cuốn theo giá khi ngồi nhìn nó, không bị người khác làm mình phân tâm. Có như vậy thì bạn mới thật sự tận dụng được cơ hội mà forex mang lại. Bạn cũng đừng quá tham lam, vì tham là thăm đó bạn. Bạn phải nhớ Chốt lời không chốt mà đi cắt lỗ “.

Bài học cơ bản dành cho trader - By VietTrader

Chương I – Bản chất của thị trường
 
Thị trường vàng – ngoại hối là 1 kênh đầu đầu tư đầu tiềm năng !!!
Để giành chiến thắng trên thị trường bạn chỉ cần tuân theo 1 vài kỹ thuật và nguyên tắc đơn giản !!!
Đã có người kiếm lợi nhuận lên đến 100%/tháng trong thị trường này !!!!!
Hãy tìm 1 system tốt và luôn luôn tuân theo nó là bạn sẽ trở thành người chiến thắng !!!
v.v…..
Có lẽ đây là những lý do đã thúc đẩy bạn tham gia vào thị trường. Tuy nhiên đây chỉ là những lời từ 1 người bán hàng mà thôi (salesman), bạn thường nghe những lời này từ các nhân viến môi giới, nhân viên tư vấn chứ không phải từ 1 trader dày dạn kinh nghiệm chinh chiến.
Tuy nhiên theo 1 góc nhìn khác, thì họ không phải là những người cùng chiến tuyến với bạn. Họ chỉ cần bạn mở tài khoản và trade điên cuồng là họ đã có tiền, còn việc bạn thắng hay không là chuyện của chính bạn.
Bạn muốn học chiến đấu từ 1 người lính hay 1 nhà văn chuyên viết tiểu thuyết chiến tranh ???
Bạn muốn nghe những lời thật từ 1 trader đã lăn lộn trong thị trường hay từ 1 nhân viên tiếp thị, bán hàng ???
Bạn có muốn hiểu rõ hơn bản chất của thị trường ??? Bạn có muốn hiểu rõ hơn về sự khắt nghiệt của thị trường ???
Đó là những vấn đề sẽ được trình bày ngay sau đây. Nếu bạn không thể chấp nhận được những điều này, có nghĩ là thị trường này không phù hợp với bạn, và lời khuyên tốt nhất cho trường hợp này là đừng tham gia thị trường.
I. Thị trường vàng – ngoại hối không phải là sân chơi cho tất cả mọi người.
Có lẽ bạn đã nghe những câu đại loại như “bất cứ ai cũng có thể kiếm tiền từ thị trường, chỉ cần họ tìm được 1 hệ thống tốt”, hãy quăng khỏi tai bạn những lời quảng cáo này ngay, vì sự thật hoàn toàn khác xa.
Nếu thực sự chỉ cần 1 phương pháp tốt để bảo đảm chiến thắng, thì chắc chắn con cháu của những trader thành danh trong lịch sử như Jesse Livermore, Nicolas Darvas, George Soros v.v… sẽ tiếp tục trở thành những trader nổi tiếng và thành công. Sự thực thì thế nào, sự thật thì con cháu của họ đã không thể đạt được thành quả như như cha ông, thậm chí chỉ là 1/10 cũng không làm được.
Thậm chí ngay cả thiên tài đầu cơ Jesse Livermore cũng trải qua đến 3-4 lần phá sản trong cuộc đời trading. Huyền thoại George Soros cũng có những lần thua lỗ.
Trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007-09, hàng loạt các ngân hàng đầu tư, các quỹ đầu cơ v.v... tiếng tăm lừng lẫy đều đua nhau phá sản.
Họ có phải là thiếu những người thông minh ??? Tất nhiên là không, các ngân hàng và quỹ này sỡ hữu những bộ óc thông minh nhất thế giới, và họ đã phải trả hàng đống tiền để có được những bộ óc này.
Họ có phải thiếu kinh nghiệm ??? Tất nhiên cũng không, các ngân hàng và quỹ đầu tư này đều có rất nhiều kinh nghiệm, họ đã tồn tại thậm chí đến cả 100 năm trong thị trường này. Kinh nghiệm của họ là điều mà các cá nhân nhỏ lẻ như chúng ta có học cả đời cũng không bằng được.
Có phải họ thiếu thông tin ??? Điều này càng không, khả năng tiếp cận thông tin của là cực kỳ nhanh chóng, chính xác và đầy đủ. Họ biết những điều mà chúng ta đều biết, và còn biết cả những điều mà chúng ta không biết.
Có phải họ thiếu trang thiết bị ??? Chắc chắn là không, họ đầu tư hàng núi tiền cho các thiết bị máy móc, chương trình, thuật toán v.v… những thứ mà hầu hết chúng ta cả đời cũng không tiếp cận được.
Tất cả những điều trên nói lên 1 điều “Không có 1 phương pháp, công cụ nào có thể bảo đảm được thắng lợi trên thị trường”.
Để có thể thành công trên thị trường, trader cần phải có 1 vài năng khiếu. Sau đây là vài khả năng cơ bản và thiết yếu của 1 trader :
1. Phải có khả năng tìm tòi học hỏi. Để có thể đứng vững trên thị trường, bạn phải không ngừng học hỏi, không ngừng nâng cao kiến thức và rèn luyện kỹ năng của bản thân.
2. Phải có khả năng khống chế bản thân tốt. Cảm xúc sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả trade, vì vậy để có thể đạt được kết quả trade tốt thì 1 trader phải giữ được “1 cái đầu nóng và 1 trái tim lạnh”.
3. Không như nhiều người nghĩ, trading đòi hỏi tính kiên nhẫn của 1 trader nhiều hơn là sự nhanh nhẹn. Phần lớn thời gian trader chỉ làm 1 việc duy nhất, đó là ngồi chờ, khi xu hướng chưa rõ ràng thì chờ cho đến khi rõ ràng, khi xu hướng đã rõ ràng thì lại tiếp tục ngồi chờ cho đến thời điểm entry tốt hơn, khi có được điểm entry tốt hơn thì lại phải chờ tín hiệu xác nhận, và ngay cả khi đã vào lệnh rồi thì trader vẫn phải tiếp tục ngồi chờ tín hiện thoát khỏi thị trường. Vì vậy nếu bạn là 1 người thiếu kiên nhẫn thì công việc trading không phù hợp với bạn.
4. Tuân thủ Nguyên tắc là 1 trong những yếu tố quan trọng nhất để giúp trader tồn tại trong thị trường. Nếu bạn không thể làm theo các nguyên tắc thiết yếu, đừng tham gia trading.
5.Chấp nhận thua lỗ. Không ai có thể thắng mãi, vì vậy muốn tồn tại được, trader phải có khả năng chấp nhận sai lầm và dừng lỗ (stoploss). Stoploss là việc làm quan trọng nhất mà 1 trader cần phải thực hiện, nếu bạn không thể dứt khoát stoploss 1 lệnh đang thua lỗ, thì đừng bao giờ tham gia thị trường, vì bạn chắc chắn sẽ nướng cháy tất cả số tiền trong tài khoản. 
 “Đầu tư vào thị trường vàng – ngoại hối có khả năng mang lại lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn. Bạn có thể kiếm được 20-30 thậm chí 50-100% lợi nhuận chỉ trong vòng 1 tháng”. Đây là những lời mà bạn có thể đọc thấy hoặc nghe thấy không ít từ báo chí và các salesman.
Tuy nhiên tôi sẽ trình bày với bạn 2 vấn đề mà tôi có cái nhìn hoàn toàn khác so với câu nói trên và những câu đại loại như vậy:
1. Thị trường là 1 cuộc chiến. Trader là 1 chiến sĩ. Hầu hết chúng ta tha gia thị trường dưới tư cách là 1 nhà đầu cơ chứ không phải là 1 nhà đầu tư.
2. Lợi nhuận kiếm được không quan trọng bằng lợi nhuận bạn giữ được. Và lợi nhuận giữ được thường thấp hơn rất nhiều so với số tiền bạn thắng được.
Bây giờ chúng ta sẽ làm việc với từng vấn đề 1.

a. Thị trường là 1 cuộc chiến.
Thị trường vàng – ngoại hối chính là 1 zerosum-game market. Vậy zerosum-game market là gì ???
Zero là con số không. Sum là tổng số của bài toán cộng. Zero-sum game có nghĩa là tổng số (sum) tiền trong thị trường không thay đổi, không nẩy nở, hay thâu rút lại. Tương tự như trong 1 sòng bạc, số tiền của các tay chơi mang vào sòng tự nó không sinh ra tiền và cũng không teo tóp lại, tiền chỉ chuyển qua lại giữa các tay chơi trong sòng mà thôi.
Vì vậy khi bạn thắng tiền thì có nghĩa là đã có ai đó phải thua cho bạn số tiền ấy, và ngược lại khi bạn thua tiền có nghĩa là có 1 ai đó đã thắng số tiền đó của bạn. Vì vậy khi bạn tham gia thị trường có nghĩa là bạn tham gia 1 cuộc chiến, để có thể thắng được bạn cần phải chiến đấu để vượt qua số đông còn lại của thị trường.
Theo thống kê trên thế giới, về lâu dài chỉ có 5% trader tham gia thị trường FX có kết quả là thắng, số còn lại 95% trader hầu hết là bị thua, trong đó 10% trader bị tán gia bại sản vì FX (bankrupt).
Có lẽ nhiều người sẽ không đồng ý với tôi điều này, họ sẽ vặn lại là nếu 95% trader thua tiền thì tại sao mọi người lại vẫn ùn ùn rủ nhau tham gia thị trường ??? Tôi thấy có 3 lý do chính:
1. Lòng tham !!! Chính lòng tham muốn kiếm tiền nhiều, nhanh chóng, dễ dàng đã thôi thúc nhiều người tham gia thị trường. Họ mơ về hàng trăm triệu, hàng tỷ, chục tỷ thậm chí trăm tỷ sẽ có được chỉ trong tic tắc và bằng vài cú click chuột hoặc vài cú điện thoại.
2.Nghiện !!! Nghiện ở đây là nghiện cờ bạc, trong mỗi người chúng ta đều ít nhiều có máu cờ bạc. Thị trường vàng - FX cũng gây nghiện giống như cờ bạc vậy. Bạn có thấy nhiều người mua vé số cả đời không trúng nhưng ngày nào cũng mua. Những tay cờ bạc thua trắng tay nhưng vẫn tìm đến sòng bạc, ngay cả khi họ không còn tiền nhưng họ vẫn đến chỉ để xem người ta đánh bạc. Bạn sẽ thấy điều tương tự ở các sàn vàng, nơi mà nhiều người dù đã mất hàng đống tiền, nhưng hàng ngày vẫn leo lên sàn, đôi khi chẳng mua bán gì cả, chỉ lên để xem giá tăng giảm mà thôi. Và với 1 số người, nếu trong 1 hoặc vài ngày mà họ không theo dõi thị trường, không xem chart thì sẽ cảm thấy bức rức khó chịu trong người.
3. Không chấp nhận thua lỗ !!! Chấp nhận thất bại là 1 trong những điều khó thực hiện nhất trong đời người, và nó càng khó thực hiện hơn trong trading. Vì vậy bạn sẽ thấy nhiều người tham gia thị trường nhiều năm, bị thua lỗ hầu hết số tiền họ có, nhưng ngày ngày vẫn tiếp tục trade với hi vọng gỡ lỗ. Tuy nhiên khi 1 trader tham gia với tâm lý gỡ lỗ thì khả năng phán đoán của họ giảm sút hẳn so với bình thường, vì vậy hầu hết những người này sẽ tiếp tục tạo thêm thua lỗ. Họ sẽ vẫn tiếp tục cho đến khi trading không chỉ lấy hết tiền bạc, mà còn cướp hết sức, khỏe gia đình của họ, và đến khi họ hoàn toàn kiệt quệ về mọi mặt thì mới dừng lại.
Tôi không phải là hù dọa các bạn, tôi chỉ muốn các bạn nhìn rõ sự khốc liệt trong thị trường và chuẩn bị tinh thần trước khi tham gia trận chiến. Hãy chuẩn bị thật kỹ càng trước khi tham gia, sai lầm của 1 người lính trong chiến trường sẽ trả giá bằng mạng sống, sai lầm của 1 trader trong thị trường sẽ trả giá bằng tiền.
Để có thể trở về trong chiến thắng vinh quang thì người lính phải học cách giữ lấy mạng sống. Để có thể giành được chiến thắng trên thị trường thì trader phải học cách giữ thật chặt tiền của mình.

b. Điều kiện đầu tiên để thành công là vẫn còn tồn tại.
Bạn có thể sẽ nghe nhiều người nhắc đến quảng cáo khả năng kiếm lợi nhuận 20-30% thậm chí 50-100%/tháng. Những người thiếu kinh nghiệm chắc chắn sẽ rất ấn tương với những con số này. Tuy nhiên tôi bật mí với bạn 1 bí mật : ”các con số này là vô nghĩa”.
Tại sao tôi lại nói là vô nghĩa ??? Chẳng phải chúng ta tham gia thị trường chỉ vì các con số lợi nhuận này thôi sao ???
Tôi không nói những điều quảng cáo trên là không có thật. Tuy nhiên có câu “More risk, more return”. Vì vậy tỷ lệ lợi nhuận cao thường đi kèm với rủi ro cao tương ứng, và bạn sẽ thấy những người hô hào kiếm được 50-100%/tháng đốt cháy tài khoản của họ còn nhanh hơn bạn tưởng. Hầu hết những người này không thể đạt được kết quả trade tốt nếu xét trong thời gian dài, họ có thể kiếm được 20-30 thậm chí 50-100%/tháng, nhưng nếu bạn xét trong 1 khoảng thời gian dài hơn như vài năm thì hầu hết sẽ có kết quả là thua lỗ, thậm chí mất trắng.
Nếu bạn vào sòng bạc và chơi tài sửu, nếu bạn đánh 1 lần duy nhất, cho dù thắng thua gì cũng nghỉ, thì khi đó xác xuất thắng của bạn sẽ là 50%. Tuy nhiên nếu bạn đánh 1000 lần hay 10.000 lần thì xác xuất thắng thắng của bạn gần như bằng con số 0. Các casino cũng biết rất rõ điều này, chính vì vậy mà họ có câu “không sợ khách hàng thắng tiền, chỉ sợ khách hàng không quay trở lại”, chỉ cần khách hàng còn quay lại nhiều lần nữa thì trước sau họ sẽ trả lại còn nhiều hơn số tiền đã ăn.
Có lẽ bạn sẽ không tin vào điều này, tuy nhiên đó lại là sự thật. Khi ăn tiền thì mọi người đều tăng khối lượng giao dịch, tuy nhiên khi gặp vận xui thua liên tục thì hầu hết vẫn không giảm khối lượng giao dịch,  vì vậy khi thua họ không những trả lại những số tiền ăn được trước đó, mà còn trả thêm bằng tiền của chính mình.
VD: 1 phương pháp có độ chính xác 70%, tuy nhiên việc bạn thua 30 lệnh đầu tiên sau đó thắng 70 lệnh thì tỷ lệ chính xác vẫn là 70%. Nhưng bạn hãy thử suy nghĩ, tài khoản của bạn có còn gì hay không khi bạn thua 30 lệnh liên tục.
Hay thậm chí bạn thắng 70 lệnh đầu tiên đi nữa, sau đó bạn sẽ làm gì ??? Bạn sẽ tăng khối lượng giao dịch, và 30 lệnh thua tiếp theo cũng sẽ khiến tài khoản của bạn về gần bằng 0, tỷ lệ chính xác vẫn là 70%, kết quả tài khoản của bạn cũng về zero.
Đó là chưa kể để đạt được độ chính xác 50% cũng không phải là chuyện mà ai cũng làm được, chứ đừng nói đến 70%. Nhiều người sẽ phản đối tôi về quan điểm này, tuy nhiên cứ để đấy đã, chúng ta sẽ bàn về xác xuất thắng thua vào phần sau của sách.
Vì vậy việc có thể kiếm được bao nhiêu % trong tháng sẽ không quan trọng bằng bạn giữ được bao nhiêu %/năm hay vài năm. Chúng ta không chỉ sống trong thị trường chỉ 1 vài tháng, mục tiêu của ta là tìm kiếm lợi nhuận lâu dài trong thị trường. Và để có thể tồn tại trong thị trường lâu dài, điều quan trọng trước hết mà trader cần quan tâm là làm sao giữ thật chặt tiền của mình. Trước khi bạn kiếm được tiền, hãy học cách giảm thiểu thua lỗ.

Ở đây chỉ có 2 điều quan trọng bạn cần chú ý:

1. Lợi nhuận nhiều luôn đi cùng với rủi ro cao. Tuy nhiên mục tiêu của bạn là tồn tại lâu dài trong thị trường, vì vậy hãy cố gắng giảm thiểu rủi ro đến mức có thể.
2. Lợi nhuận kiếm được không quan trọng bằng lợi nhuận giữ được. Chỉ cần 1 sai lầm, bạn sẽ trả lại còn nhiều hơn số tiền bạn thắng được, hãy học cách giữ thật chặt tiền của mình, lợi nhuận tự nó sẽ tìm đến.  
III.Trading hay Gambling ???
Cờ bạc là 1 zerosum-game, thị trường vàng – ngoại hối cũng vậy.
Cờ bạc có casino, trading có broker.
Cờ bạc có nhớ bài, đoán tâm lý, xác suất v.v… trading cũng có xác suất, chart pattern, phân tích cơ bản, phân tích tâm lý, phân tích tin v.v..
Cờ bạc có các tay chơi khác, trading cũng có rất nhiều trader tham gia chiếu bạc với bạn.
Cờ bạc gây nghiện, trading cũng gây nghiện.
Cờ bạc khiến người ta tán gia bại sản, trading cũng khiến không ít trader lâm vào cảnh khốn cùng.v.v…
Trading có 90% điểm tương đồng với cờ bạc, tuy nhiên nếu bạn chỉ trade giống y chang chơi cờ bạc thì bạn chắc chắn sẽ thua. Đó là quy luật của xác xuất, đó là điều giúp cho ngành kinh doanh casino luôn luôn là ngành siêu lợi nhuận cho dù họ đã phải chi hàng núi tiền cho đầu tư địa ốc, trang trí, nhân sự v.v…
Tương tự trong FX thì đó là điều giúp cho các FX broker kiếm hàng núi lợi nhuận. Các casino là nhà cái trong thị trường cờ bạc, và các FX broker, sàn vàng là nhà cái trong thị trường vàng, FX.
Vậy 10% khác biệt giữa trading và gambling là ở đâu ??? Câu trả lời nằm ở chỗ “khả năng tác động lên xác xuất của trò chơi”.
Khi bạn chơi trò thẩy xúc xắc 1 cách ngẫu nhiên thì xác xuất ra chẳn hoặc lẻ của mỗi lần thẩy đều là 50%, nếu bạn thẩy 10.000 lần thì số lần ra chẳn và lẻ đều sẽ xêm xêm 5.000 lần. Cho dù bạn có tính toán xác xuất giỏi đến thế nào thì khả năng ra số chẳn hoặc lẻ vẫn là 50%.
Và trong gambling thì nếu đặt cược vào chẳn, lẽ thì hầu hết nhà cái đều sẽ trả cho bạn 100% số tiền bạn đặt cược nếu bạn thắng. Điều này có nghĩa là tỷ lệ lợi nhuận của bạn (reward/risk) là 1/1, nếu thắng bạn sẽ được 1 đồng, và thua bạn sẽ mất 1 đồng. Tỷ lệ lợi nhuận này do nhà cái quy định, bạn phải chấp nhận và không có cách này để thay đổi tỷ lệ này cả, tỷ lệ này do nhà cái quy định thì tất nhiên họ sẽ luôn luôn làm cho tỷ lệ này có lợi cho họ.
Trong trading, nếu bạn trade có 1 chút khác biệt. Trong trading bạn có thể dựa trên việc phân tích thị trường để tăng xác xuất thành công của mỗi giao dịch. Trong trading bạn có thể chờ đợi thời điểm giao dịch tốt hơn và kết hợp với việc sử dụng stoploss và ước tính profit taget để tăng tỷ lệ lợi nhuận (reward/risk).
Bạn hãy nhớ thật kỹ, đây chính là điểm khác biệt quan trọng nhất giữa trading và gambling, và cũng là điểm mấu chốt quan trọng nhất để bạn có thể tận dụng để giành được chiến thắng trong trading. Nếu bạn không tận dụng được điểm khác biệt này thì bạn chỉ là 1 con bạc trên thị trường mà thôi.

“Con bạc hầu hết thua, nhà cái luôn luôn thắng” hãy luôn nhớ kỹ điều này. Nếu bạn trading hoàn toàn giống như cờ bạc, bạn chắc chắn sẽ thua.
 
Chương 2 – Kỹ thuật quản lý tiền

Đọc đến đây mà vẫn chưa thấy tôi giới thiệu 1 tí kiến thức gì về kỹ thuật phân tích thị trường, điều này có lẽ sẽ khiến nhiều người sốt ruột. Tuy nhiên các bạn hãy gượm tí đã, vẫn còn những kiến thức quan trọng hơn các kỹ thuật phân tích mà các bạn cần phải nắm vững.
Và chương 2 này tôi sẽ trình bày những kiến thức thuộc vào loại quan trọng sống còn đối với 1 trader, và đó là kỹ thuật quản lý tiền (money management). Nếu bạn chưa học quản lý tiền thì cho dù bạn học thật nhiều những kỹ thuật phân tích thị trường thì cũng chỉ là vô giá trị. Tôi có thể khẳng định với bạn là nếu 1 trader không có được 1 phương pháp quản lý tiền đúng đắn thì chắc chắn người đó sẽ thất bại.
Và bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu về kỹ thuật thuộc loại bắt buộc phải nắm vững đối với 1 trader này.

I. Leverage – con dao 2 lưỡi.
Leverage đơn giản chính là 1 cái đòn bẩy tài chính, vd: nếu bạn có 10 triệu và bạn vay thêm 30 triệu nữa để đầu tư chứng khoán, điều này có nghĩa là đã sử dụng đòn bẩy, và tỷ lệ đòn bẩy của bạn là 1:4, nghĩa là bạn chỉ có 10 triệu nhưng thực tế bạn đã giao dịch lượng chứng khoán lên đến 40 triệu (10 triệu của bạn + 30 triệu đi vay).
Đối với những người chỉ chơi chứng khoán Việt Nam thì nhiều người khá ngỡ ngàng, tuy nhiên với những người giao dịch vàng, ngoại tệ thì sẽ không xa lại gì với khái niệm leverage. Tuy nhiên các nghiệp vụ cầm cố chứng khoán, Repo cổ phiếu đều là những nghiệp vụ tạo leverage, vì nhờ những nghiệp vụ này mà người mua cổ phiếu có thể sở hữu được số lượng cổ phiếu lớn hơn khi họ chỉ sử dụng vốn tự có.
Đối với nhiều người thì họ rất hứng thú với leverage, vì nhờ leverage thì họ có thể giao dịch 1 lượng chứng khoán có nhiều hơn so với nếu chỉ dùng vốn tự có, và họ hy vọng sẽ kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.

Tuy nhiên với tôi thì leverage là 1 trong những phát minh nguy hiểm nhất của thị trường tài chính. Cơ hội kiếm nhiều hơn bằng leverage sẽ dẫn đến rủi ro bạn thua nhiều tiền hơn do leverage, mọi thứ đều có 2 mặt tốt và xấu, leverage có thể giúp tăng lợi nhuận nhưng cũng sẽ đốt cháy tài khoản của bạn trong chớp mắt. Leverage chính là nguyên nhân lớn nhất khiến cho tài khoản của trader bị cháy.
Leverage là con dao 2 lưỡi, và nếu người sử dụng con dao này thiếu kiến thức, thiếu cẩn thận thì chắc chắn trước sau gì cũng sẽ tự cắt vào tay chính mình.
Chúng ta hãy thử xem xét 2 tình huống sau:
1.Nhà đầu tư A có số vốn 100 triệu, và đem đi mua vàng với mức giá 900USD/oz.
2.Nhà đầu tư B khác cũng có số vốn 100 triệu, và dùng đòn bẫy là 1:10 để mua vàng giá 900USD/oz, điều này có nghĩa là nhà đầu tư B này đã mua 1 lượng vàng có giá trị lên đến 1 tỷ (vốn 100 triệu sử dụng đòn bẫy 1:10 thì có thể mua đến 1 tỷ).
Trường hợp 1: giá vàng tăng 10% lên 990USD/oz, nhà đầu tư A sẽ kiếm được 10% lợi nhuận tương ứng với 10 triệu. Còn nhà đầu tư B sẽ thu được 10% lợi nhuận của 1 tỷ (nhờ dùng đòn bẫy) tương ứng với 100 triệu. Bạn thấy có hấp dẫn không ??? nhờ đòn bẫy mà nhà đầu tư B kiếm được 100 triệu lợi nhuận trong khi nhà đầu tư A chỉ kiếm được 10 triệu, tuy nhiên đây chỉ mới là ½ của câu chuyện mà thôi. Chúng ta hãy xem xem ½ còn lại là thế nào nhé.
Trường hợp 2: giá vàng giảm 10% từ 900USD/oz xuống còn 810USD/oz. Khi đó nhà đầu tư A sẽ thua lỗ 10% tương ứng với 10 triệu. Còn với nhà đầu tư B thì sao, nhà đầu tư B sẽ thua lỗ 10% của 1 tỷ (do dùng đòn bẫy), tưng ứng với đã thua lỗ 100 triệu, có nghĩa là nhà đầu tư B đã thua toàn bộ số vốn của mình (vốn 100 triệu, thua lỗ 100 triệu).
Bạn nên nhớ là không 1 ai có thể thắng mãi, vì vậy việc thắng thua của 1 trader thực ra là 1 trò chơi xác xuất. Mỗi giao dịch đều có 1 xác xuất thắng và thua, vì vậy 1 giao dịch thành công luôn luôn đi kèm 1 tí may mắn, và cái may mắn ở đây là xác xuất thua đã không xảy ra.
Vì kết quả của mỗi giao dịch đều có phụ thuộc ít nhiều vào may mắn, nên sẽ đến 1 lúc nào đó mà người trader gặp vận xui xẻo thì nếu người trader này sử dụng leverage quá mức, khi đó kết quả tất yếu là sẽ cháy tài khoản.

Nếu 1 trader sử dụng leverage quá mức thì chắc chắn người đó sẽ cháy tài khoản, đây chỉ là vấn đề của thời gian mà thôi.
Theo kinh nghiệm cá nhân của tôi thì trader không nên dùng quá mức leverage sau:

-
Đối với trader trong thị trường vàng, FX thì không nên dùng leverage quá 1:10

-
Đối với trader trong thị trường chứng khoán thì không nên dùng leverage quá 1:2

Lưu ý: leverage trong bài viết là leverage mà trader thực sự sử dụng (tạm gọi là real leverage)

VD: Bạn có 10.000 USD trong tài khoản FX với leverage 1:100, điều này có nghĩa nếu bạn đánh full tài khoản thì sẽ trade được đến 1.000.000 USD.

Tuy nhiên nếu bạn chỉ đánh 1 lệnh duy nhất long USDJPY với volume 0.2 lot, có nghĩa là bạn đã long 20.000USD, như vậy thì real leverage của bạn là 10.000:20.000 = 1:2. Mặc dù tài khoản có max leverage là 1:100, nhưng thực tế bạn chỉ sử dụng real leverage là 1:2. 
 
II. Xác xuất trong trò chơi trading

Bạn có còn nhớ tôi từng nói là để đạt được xác xuất thắng 50% là 1 việc không phải ai cũng làm được trong mục II của chương I ??? Ngay sau đây tôi sẽ có câu trả lời cho nghi ngờ của bạn.

Nhiều người sẽ nói với bạn rằng khi trade thì xác xuất thắng ngẫu nhiên là 50%, và nếu người nào đó trade mà xác xuất thắng dưới 50% thì người đó trade quá tệ !!!

Có lẽ nhiều người cũng từng thắc mắc rằng tại sao xác xuất thắng ngẫu nhiên là 50% mà tại sao mình trade cứ thua hoài, thậm chí trade 10 lần thua hết 9.

Câu trả lời của tôi cho vấn đề này là: câu nói “xác xuất thắng ngẫu nhiên là 50%” là 1 điều không chính xác !!! Xác xuất thắng ngẫu nhiên của bạn chỉ có 33,33% thôi, thậm chí còn thấp hơn thế nữa.

Để tôi giải thích cho bạn tại sao nhé. Giả sử bạn trade 1 lệnh mua gold ngẫu nhiên và quyết định sẽ đóng lệnh sau đúng 1h, cho dù thắng thua gì thì cũng đóng lệnh. Vậy xác xuất thắng thua của bạn là bao nhiêu % ??? Câu trả lời là xác xuất thắng của bạn là 33.33%, xác xuất thua sẽ là 33.33% và 33.33% còn lại là … huề vốn.

Vâng, chính là huề vốn, tất cả các lệnh thực sự huề tiền hoặc thắng 1 tí hay thua 1 tí đều xếp vào nhóm huề vốn. Những lệnh ăn 3-5 pip, hay 30-50 cents (gold) thì làm sao có thể gọi là 1 lệnh thắng được, khi mà phí giao dịch cũng đã tốn hết ngần ấy. Bạn ăn được 3-5 pip, broker cũng kiếm được 3-5 pip, trong khi vài pip của bạn mang rất nhiều rủi ro còn vài pip phí của broker hoàn toàn không có rủi ro gì cả. Vì vậy với tôi tất cả những lệnh thắng thua 4-5 pip được xem là hều vốn (thực sự thì khi cộng tất cả mấy lệnh thắng thua chút đỉnh này lại thì cũng gần gần bằng 0).

Đó là chưa kể khi giao dịch trong khung thời gian ngắn thì thời gian sideway thường chiến khoảng gần 50% thời gian giao dịch, và khi đó thì xác xuất huề vốn của bạn sẽ tăng cao hơn 33.33%, và xác xuất thắng thua của bạn sẽ giảm thấp hơn 33.33%. Vì vậy tôi mới nói xác xuất thắng của bạn có thể còn thấp hơn 33.33% nữa.

Như bạn thấy đấy, khi vào lệnh 1 cách ngẫu nhiên và cố định thời gian thoát lệnh thì xác xuất thắng thua ngang nhau tương đương 33.33%. Tuy nhiên điều này vẫn chưa giải thích được tại sao nhiều trader lại đánh thua liên tục, thậm chí 10 lệnh thua 8-9 lệnh. Câu trả lời của tôi chính là “những trader thiếu kinh nghiệm đã biến những lệnh đúng ra là huề vốn trở thành lệnh thua lỗ”.

Khi thị trường đi ngang thì xác xuất thua của trader tăng cao hơn rất nhiều so với bình thường, đặc biệt là thị trường sideway hoặc chopping trong 1 biên độ hơi lớn 1 tí. Lúc này khi thấy thị trường không đi đúng nhận định, thay vì rút lui và huề vốn thì các trader thiếu kinh nghiệm lại bắt đầu hi vọng, họ tiếp tục giữ lệnh với hi vọng giá sẽ không chạm stoploss và tiếp tục đi theo hướng dự đoán, điều đáng buồn là với thị trường đi ngang như vậy thì giá thường chạm stoploss trước khi bắt đầu tiếp tục xu hướng.

Vậy làm cách nào để giải quyết vấn đề này ??? Câu trả lời chính là kỹ thuật thoát khỏi thị trường, và tôi sẽ bàn kỹ hơn về vấn đề này trong chương viết về exit, stoploss. 

III. Ý nghĩa và tầm quan trọng của stoploss

Như bạn đã thấy, thực tế xác suất chính xác của trader vốn không cao lắm, và ngay cả với những trader dày dạn kinh nghiệm thì việc đạt được xác xuất thắng 60-70% vẫn là 1 việc không phải dễ dàng. Thậm chí ngay cả khi bạn đạt được xác xuất thắng 70% thì bạn cũng sẽ thua nếu không có được 1 phương pháp quản lý tiền hợp lý.

Và để quản lý tiền 1 cách hợp lý thì trước hết bắt buộc người trader phải biết làm 1 việc cực kỳ quan trọng, đó chính là học cách giới hạn thua lỗ. Nếu không thể giới hạn được thua lỗ thì cũng đồng nghĩa với không có quản lý tiền, và không có quản lý tiền thì sẽ đồng nghĩa với thất bại.

Và cách tốt nhất và đơn giản nhất mà 1 trader có thể làm để giới hạn thua lỗ đó là đặt mức stoploss.

Mức stoploss là 1 mức mà tại đó người trader nghĩ rằng dự đoán xu hướng của họ đã sai. Vì đã sai nên họ không muốn mất thêm tiền và họ sẽ chấp nhận dừng lỗ, thoát khỏi thị trường.


Mức stoploss này có thể là 1 mức giá đặt sẵn trên chart với những người giao dịch vàng hay FX, tuy nhiên còn với những người giao dịch chứng khoán thì sao ??? Họ vốn không có công cụ đặt stoploss !!! Câu trả lời của tôi cho bạn là “hãy giữ mức stoploss trong đầu”.

Bạn đã biết stoploss là 1 mức mà tại đó người trader dừng lỗ và thoát khỏi thị trường vì đã giao dịch sai xu hướng. Stoploss không phải là 1 mức đặt sẵn trên chart, khả năng đặt mức stoploss tự động đó chỉ là 1 tiện ích mà các broker cung cấp cho khách hàng mà thôi. Bạn hãy nhớ điều rất quan trọng này “stoploss là 1 mức mà người trader nghĩ rằng họ đã dự đoán sai khi thị trường chạm đến mức này”.

Vì vậy với những người giao dịch chứng khoán Việt Nam, việc không có khả năng đặt mức stoploss tự động cũng không phải quá quan trọng, họ có thể đặt mức stoploss trong đầu và tự mình dừng lỗ khi thị trường chạm đến mức đó.

Một điều quan trọng đó là mức stoploss là 1 mức báo cho trader biết khi đó họ đã sai. Tuy nhiên nếu bạn thấy mình đã sai mặc dù chưa chạm mức stoploss thì bạn cũng cần thoát khỏi thị trường.

Mức stoploss là để giúp trader không thua lỗ nhiều hơn khi sai, nếu bạn thấy mình sai càng sớm thì tất nhiên là càng tốt, vì như vậy bạn sẽ thoát khỏi 1 lệnh sai sớm hơn và sẽ tốn ít tiền hơn cho lệnh sai đó. Nếu bạn thấy rõ ràng là đã sai nhưng vẫn không chịu dừng lỗ thì đó rõ ràng là bạn đang cầu may với hi vọng giá sẽ không chạm stoploss và sau đó sẽ quay đầu. Đáng buồn là may mắn lại thường không xuất hiện khi bạn cần đến nó nhất.

Bạn sẽ thấy nhiều người giao dịch mà không hề đặt stoploss, và họ sẽ bảo với bạn rằng họ toàn gặp thua lỗ khi đặt stoploss. Và có thể chính bạn cũng từng nghi ngờ rằng mức stoploss khiến bạn mất tiền khi thấy giá vừa chạm stoploss của bạn xong thì lại quay đầu.

Và không phải chỉ có bạn mới nghĩ như vậy đâu, ngay chính bản thân tôi cũng đã từng nghi ngờ rằng mức stoploss khiến tôi bị mất tiền. Tôi đã mất không ít thời gian và tâm sức để đi tìm câu trả lời cho thắc mắc này.

Có phải mức stoploss khiến tôi bị thua ??? Cuối cùng tôi cũng tìm được câu trả lời cho mình, câu trả lời đó là “đúng và …. cũng không đúng”.
 

Khác biệt chủ yếu giữa Traders chuyên nghiệp & Traders mới là gì? - (By FOREXNGO)

Phần 1  

Thật ra có rất nhiều sự khác biệt giữa Traders chuyên nghiệp & Traders mới, nhưng sự khác biệt chủ yếu là những Traders chuyên nghiệp luôn xem xét xác định & kiểm soát rủi ro cho từng lệnh vào ra thị trường, trong khi những Traders mới luôn nghĩ đến việc họ sẽ mong đợi kiếm được bao nhiêu tiền cho mỗi lệnh vào ra thị trường của mình. Thực tế này có lẽ các Traders chúng ta ai cũng biết & nghe nói, nhưng tại sao lúc nào khi vào ra lệnh đều khó mà thực hiện được điều này? Bởi vì nghe nói và biết thì hoàn toàn khác với ứng dụng thật sự, đó chính là lý do tại sao trong khi những Traders chuyên nghiệp đang KINH DOANH có lãi, thì những Traders mới lại đang ĐÁNH BÀI NGÀY CÀNG THUA. Nếu những Traders mới thay đổi được thói quen, không còn chỉ có nghĩ là cái này tôi nghe nói rồi, cái này tôi biết rồi, mà chuyển hóa những suy nghĩ này thành nhận thức thật sự ăn sâu vào máu khi thực hiện giao dịch, thì mọi chuyện tôi tin chắc là sẽ khác.

Cách đây không lâu, có dịp ngồi nói chuyện với một anh bạn trẻ, theo được biết là anh ta cũng đã chơi chứng khoán và mong muốn bắt đầu nhảy qua chơi FX. Anh ta cho biết anh sẽ gom tiền mở một tài khoản khoảng 5k và mục tiêu trước mắt của anh ta là mỗi ngày anh ta giao dịch 30 lot?! Tôi nghe mà thật sự giựt mình! Rõ ràng anh ta chỉ nghĩ tới khả năng kiếm lời chứ chưa lường trước được rủi ro. Mặc dù tôi & nhóm bạn có hết lời khuyên và mổ sẽ những rủi ro có thể xảy ra, nhưng tôi tin là anh chưa thể cảm nhận thực sự về vấn đề rủi ro đang rình rập trước mắt đó.

Nói vậy để thấy mức độ thu hút của thị trường này có sức hấp dẫn lòng tham con người như thế nào, và sự ảo tưởng về viễn cảnh làm giàu nhanh chóng của đa số các trader mới, kể cả một số trader vài năm kinh nghiệm. Đối với anh bạn trẻ đó, tôi có lời khuyên rất chân tình là khi nhảy vào thị trường này, thì điều trước tiên nên học là bài học quản lý tiền, vì nếu không quản lý tiền được thì cho dù tôi có nói trước cho anh ta giá sẽ đi hướng nào trong thời gian xắp tới, tôi đảm bảo anh ta cũng không thắng nổi nếu không có phương pháp quản lý tiền hiệu quả. Đồng thời nếu có phương pháp quản lý tiền tốt, tính kỷ luật và nguyên tắc luôn duy trì, tôi nói với anh ta số tiền 5k đó trong 2 năm có thể sẽ là hơn 100k! Mặc dù là tôi nói đùa với anh ta, nhưng đó là hoàn toàn sự thật.

Trước đây, thỉnh thoảng tôi có việc qua Campuchia công tác, ngoài giờ làm việc không có việc gì làm, thế là tôi ghé Casino Phnom Penh chơi giải trí. Casino bên đó thật sự là đẹp so với các Casino Mộc bài, và cảm giác khi vào đó không biết ngày và đêm, có lẽ do họ cố tình thiết kế như vậy để các con bạc khác máu không còn biết đến khái niệm thời gian? ban đầu tôi đổi 500 USD ra các đồng tiền nhựa mà thường gọi là phỉnh, khi cầm các phỉnh trong tay với đủ loại mệnh giá, tôi bắt đầu kiếm bàn còn trống để đặt phỉnh đánh bài. 10 phút đầu tiên, tôi còn biết giá trị của những phỉnh đang cầm trong tay là tiền, nhưng chừng 30 phút sau "khái niệm tiền" đã không còn và hầu như không nghĩ tới, cứ thế đặt giá trị ngày càng lớn hơn, thua lại tiếp tục lấy tiền mặt đổi ra tiền NHỰA chơi tiếp, nhưng tôi nghĩ nếu thật sự các sòng bài chỉ sử dụng tiền mặt thật sự đặt cược trực tiếp, thì đố mà tôi dám cầm tờ 20USD, 50USD hay thậm chí 100USD để đặt cược cho ván bài của mình.

Trở lại vấn đề trong trading cũng vậy, chúng ta kiếm tiền hay thua lỗ đều thông qua mỗi lần chúng ta đặt lệnh, do không trực tiếp cầm tiền trên tay, nên có lẽ khái niệm về tiền không còn quan trọng hay nói đúng hơn là chúng ta quên là những lệnh đó đều là tiền thật 100%, do đó mới có trường hợp đặt lệnh vô tội vạ, đặt lệnh tùy hứng, đặt lệnh vì tôi cho là thế này, tôi cho là thế kia....

Tôi giả sự có một người bạn mời bạn hợp tác làm ăn, sau khi trình bày phương án, bạn cảm thấy tính khả thi & khả năng thành công không cao, bạn lập tức từ chối. Hoặc khi bạn thấy dự án có tính khả thi cao, bạn sẽ quyết định thực hiện và bắt đầu suy nghĩ, tính toán chi tiết xem mình sẽ góp vốn với số tiền cụ thể bao nhiêu? nếu thua lỗ thì sao, số tiền đó có ảnh hưởng gì đến cuộc sống gia đình mình không? và mức độ chấp nhận rủi ro trong phi vụ làm ăn này như thế nào?......nói chung bạn tính toán đủ điều, mất rất nhiều thời gian để ra quyết định đầu tư.

Trong khi giao dịch trên thị trường Fx đầy rủi ro này, đa số các Traders mới thường không suy nghĩ kỹ lượng và cẩn thận cho mỗi lệnh giao dịch của mình, không tính toán mức độ rủi ro mình sẽ chấp nhận để đạt được kỳ vọng lợi nhuận nào đó, do đó sẵn có tiền trong tay khoản, và có phần mềm giao dịch sẵn trong tay, nên cứ thế mà ra vào lệnh tùy tiện, khi giá đi ngược hướng thì tiếc, không chịu cắt lỗ, cứ thế đã lỗ ngày càng thêm lỗ....thì chẳng khác nào đang đánh bạc bên Casino?!
Thật ra có rất nhiều cách khác nhau để giao dịch trên thị trường FX, như là trên thị trường có bao nhiêu Traders, thì có bấy nhiêu cách giao dịch. Có nhiều Traders có hệ thống giao dịch rất tốt nhưng vẫn thua lỗ, trong khi những Traders có khả năng tìm kiếm lợi nhuận trên thị trường FX thì hiểu rất rõ về mức độ rủi ro và tầm quan trọng trong việc nhận ra rủi ro, trước khi xác định mức lợi nhuận cho từng lệnh giao dịch của mình.

Phần 2

Có một chuyện rất thực tế như thế này, chỉ mới xảy ra cách đây không lâu. Thông thường trên những diễn đàn công cộng xuất hiện rất nhiều"chuyên gia" để post chiến lược cho mọi người tham khảo, nhất là những newbies, những người post chiến lược hàng ngày phải công tâm mà nói họ rất nhiệt huyết( Ở đây tôi không đề cập hay bàn đến đến vấn đề đánh bóng tên tuổi hay chiến lược đó đúng hay sai - vì cơ bản là không ai có thể ra chiến lược đúng 100% bất kể chuyên gia nào trên thế giới đi nữa) và là công việc rất đáng quý, những chiến lược họ đưa ra cũng là một trong số những nguồn để các traders tham khảo!

Trong khi đó tôi có biết một anh bạn trẻ, anh này tuy trẻ nhưng cũng có thể nói cũng kinh nghiệm xương máu về thị trường này rất nhiều, tính tình thì cương trực, thẳng thắng và kể cả sự bốc đồng của tuổi trẻ. Anh ta thường hỏi tôi và muốn tôi đưa chiến lược hàng ngày để anh ta giao dịch. Đối với tôi mà nói, đưa chiến lược mỗi ngày cho anh ta là chuyện hết sức đơn giản, nhưng sau những chiến lược đó là gi?

Tôi có cháu trai 8 tuổi, trước đây cháu thường hay ngồi cùng tôi mỗi khi tôi giao dịch hay phân tích biểu đồ, cháu cũng thường hỏi và tôi có giải thích, nhưng thật sự không ngờ là thời gian trôi qua vậy mà bây giờ mới 8 tuổi cháu có thể nói hay tự ra chiến lược nên mua tại đâu, chốt lỗ tại đâu, hay mỗi khi tôi có dịp ra ngoài là tôi thường điện thoại về hỏi cháu xem giá hiện tại như thế nào, khung 4H, 1H đang như thế nào, cháu hoàn toàn có thể trả lời cho tôi theo những gì cháu hiểu và tôi cũng có thể hình dung được giá lúc đó theo lời mô tả của cháu). 

Trở lại vấn đề anh bạn trẻ đó, tôi nói khi nào muốn tôi ra chiến lược thì bắt buộc phải theo đúng kỷ luật và phương pháp quản lý tiền, thì lúc đó tôi mới đưa chiến lược cụ thể. Vì rỏ ràng là một khi những chiến lược đưa ra, chắc chắn là sẽ có chiến lược sai, không thể tránh khỏi...nhưng sợ do thói quen thấy chiến lược đúng thường xuyên mà vô tình ngày hôm đó ra chiến lược sai, trong khi đã hình thành thói quen, nhầm ngay lúc đó anh ta vào lệnh full tài khoản, thì....

Chính vì vậy, tôi nói anh ta mở thêm một tài khoản nhỏ thôi chừng 1k và chỉ cần áp dụng phương pháp quản lý tiền đúng như tôi hướng dẫn, rồi có thể chọn lựa bất cứ chiến lược nào có trên diễn đàn mà vào lệnh thử nghiệm phương pháp quản lý tiền. Nhưng chỉ được một vài ngày là tuân thủ kỷ luật về quản lý tiền, sau đó anh ta có nói là anh ta sẽ thử tuân thủ stoploss của người ra chiến lược mà không thử phương pháp quản lý tiền như ban đầu xem sao? và y như rằng ngày đó anh ta cháy tài khoản! Lý do? lại rơi vào vấn đề tâm lý!

Hôm đó anh ta theo một chiến lược bán vàng, cũng sử dụng stoploss hẳn hoi....nhưng có điều đánh khối lượng lớn hơn mức dự kiến ban đầu, đến khi giá đi hơi ngược hướng thi nhận được thông báo thay đổi dời stoploss, lúc này tâm lý của anh ta bắt đầu hơi dao động, tuy nhiên anh ta cũng dời stoploss theo. Đến khi giá đi gần hit stoploss của đợt dời vừa rồi, anh ta lại chao đảo trong suy nghĩ...và bắt đầu sợ hit stoploss giá sẽ đi xuống, anh ta lại tự tiếp tục dời lên mức cao hơn chút...giá lại tiếp tục rượt đuổi stoploss của anh ta, sau cùng anh ta bỏ hẵn stoploss không sử dụng, không đầy vài giờ sau....cháy tài khoản thử nghiệm"quản lý tiền" hơn 1.1k trong tic tac.

Nói như vậy để thấy vấn đề stoploss quan trọng như thế nào. Stoploss ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý trong giao dịch, một khi anh đã không tin điểm stoploss của mình một lần, có nghĩa là anh nghi ngờ phân tích vừa rồi của mình, thì chắc chắn tâm lý anh sẽ bị dao động...và sau cùng bỏ luôn stoploss. Theo tôi được kể, những nghiệp vụ đầu tư của Ngân hàng lớn trên thế giới(không bàn đến đa dạng trương mục đầu tư của Ngân hàng), trong cũng có FX. Các tiêu chí đánh giá các trader của ngân hàng, trong đó có tiêu chí đánh giá điểm đặt stoploss của trader đó. Thường các trader của ngân hàng được ấn định cho mức chốt lỗ, chốt lời riêng theo từng trader và kế hoạch quản lý vốn(ở đây không bàn tới), nhưng nếu trader nào đặt stoploss mà tại đó giá khớp lệnh chốt lỗ xong quay xuống, hay những trader nào đặt chốt lỗ quá cao không phù hợp...thì cũng bị xét điểm kém cho tiêu chí đó.

Mặt khác, những Traders mới & non kinh nghiện thì luôn nghĩ tới số tiền mình phải kiếm được cho mỗi lệnh vào thị trường, và như vậy thường dẫn tới việc vào lệnh một cách hấp tấp, vội vã thiếu suy tính do sợ mất cơ hội kiếm tiền, dù là khả năng đạt lợi nhuận rất thấp. Không phải là không có việc các Traders mới vẫn có khả năng kiếm lời với tỷ lệ đạt trên 70% số lần vào lệnh, nhưng thực tế như chúng ta thấy, kết quả vẫn thua lỗ liên tục, thậm chí cháy tài khoản, phải vay mượn, hay bán bớt tài sản để nộp tiền vào tài khoản.

Những Traders có khả năng kiếm lợi nhuận từ thị trường này, có thể chỉ có 50% lệnh thắng trong thị trường, nhưng kết quả sau cùng họ vẫn có lợi nhuận, vẫn sống khỏe với nghề này mà không bị hao tổn công sức, tinh thần, thời gian, tiền bạc...như những Traders thua lỗ trong thị trường này.

Mục tiêu quản lý tiền một cách thành công trong giao dịch là mục tiêu và yếu tố then chốt, quan trọng nhất để tìm kiếm lợi nhuận trong thị trường, đồng thời cũng là yếu tố chủ chốt của những Traders thành công trong thị trường này, ai cũng có trong người. Các kiểu quản lý tiền của họ có thể khác nhau, nhưng tất cả đều có chung phương pháp đã được kiểm chứng dựa vào chính kinh nghiệm của từng Trader.

Đó chính là vũ khí và nghệ thuật đạt tới mức độ ổn định trong người mỗi Trader thành công này, do đó tôi nghĩ các Trader mới chúng ta nên nghiêm túc học hỏi, trau dồi và nhận thức tầm quan trọng kinh nghiệm của các Trader dày dạn kinh nghiệm này. Không phải chỉ vài ba chỉ số trong PTKT là có thể vỗ ngực xưng tên, ta đây cao thủ, ta đây Pro...!? 

Chính vì tầm quan trọng của nó, tôi muốn các bạn có cái nhìn nghiêm túc hơn, và chiều sâu hơn với nghề này, đồng thời tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu về cách quản lý tiền & quản lý vốn một cách cụ thể. Nếu biết kết hợp quản lý tiền, và trau dồi TÂM LÝ trong giao dịch, tôi tin chắc các bạn sẽ thành công.

Phần 3

Trong mỗi con người chúng ta luôn tồn tại lòng tham được thể hiện qua nhiều góc độ khác nhau, mức độ khác nhau. Trong cuộc sống hàng ngày, long tham thể hiện ở chỗ chúng ta luôn muốn phần thắng về mình hay lợi ích về minh trong giao tiếp, nhưng do có tri thức nên chúng ta biết khắc chế lòng tham đúng mức, phù hợp với từng tình huống khác nhau.

Trong kinh doanh, lòng tham chúng ta thể hiện ở chỗ muốn chi phí hoạt động kinh doanh thấp nhất, nhưng lợi nhuận phải đạt ở mức cao nhất. Tuy nhiên do tri thức và sự hiểu biết, chúng ta thường chấp nhận thực tế, không đặt mục tiêu lợi nhuận bằng mọi giá, bất chấp chất lượng về mặt dịch vụ hay sản phẩm mà chúng ta cung cấp, để bỏ ra mức chi phí đầu tư không xứng tầm hay không đủ để đầu tư cho sản phẩm hay dịch vụ đó.

Trong trading, lòng tham được thể hiện bằng cách chúng ta chỉ nhắm tới lợi nhuận đạt được cho từng lệnh giao dịch, mà không chấp nhận mức rủi ro hay chi phí giao dịch chúng ta phải bỏ ra để đạt được lợi nhuận như mong muốn. Do vậy, một khi chúng ta vào lệnh sai hướng, thay vì nhận thấy vấn đề, chúng ta nên thoát khỏi thị trường càng sớm càng tốt, chờ cơ hội mới, nhưng do lòng tham…đa số trader chúng ta không muốn mất chi phí đầu tư đó thể hiện qua lệnh cắt lỗ, mà chỉ duy ý chí mong muốn thị trường sẽ quay đầu… và đạt được lợi nhuận như kỳ vọng ban đầu!?

Kết quả là thua lỗ ngày càng lỗ, xảy ra tình trạng cháy tài khoản và kẹp lệnh!
 
Nỗi sợ hãi

Nỗi sợ hãi lại là một góc độ khác trong mỗi chúng ta, đó là vấn đề tất cả chúng ta thường đối mặt và cố gắng vượt qua trong những thời điểm và tình huống nhất định. Giống như long tham, nỗi sợ hãi thường không bộc lộ ra bên ngoài, mặc dù sự thật là mỗi chúng ta đều trải qua. Nỗi sợ hãi chung phổ biến thường là sợ người khác nghĩ mình không biết, và sợ mình không làm được hay…sợ bị mất tiền, thua lỗ.

Đó hoàn toàn là lý do chính đáng…nhưng hoàn toàn khác biệt và trở thành vấn đề lớn khi xuất hiện trong trading.

Trước đây tôi có nói chuyện với một trader, anh ta bắt đầu chơi trong thị trường FX này khoảng hơn 1 năm. Khi nói chuyện với tôi anh ta tỏ ra biết rất nhiều, nào là chỉ số này như thế nào, chỉ số kia ra sao.. và cho tôi xem cả tài khoản đang giao dịch thật của anh ta. Quả thật trong 5 lệnh của anh ta, thì có đến 3 lệnh đang lời khoảng chừng hơn $30/lệnh, trong khi 2 lệnh lỗ kia, một lệnh lỗ khoảng $120 và một lệnh lỗ $340. Tôi có hỏi tại sao anh ta không cắt lỗ mà lại để lỗ nhiều vậy? anh ta cho biết không sao, thế nào giá nó cũng xuống lại và lúc đó chốt lời giống như lệnh này!?(một trong 3 lệnh lời anh ta chỉ cho tôi).

Rõ ràng tôi thấy anh ta muốn thể hiện mình là người biết nhiều và có kinh nghiệm trong giao dịch thị trường này, nhưng có điều anh ta không hiểu được tính chất của thị trường, đồng thời anh ta không nhất quán và sợ lỗ khi giao dịch, anh ta sẵn sàng nuôi lệnh lỗ băng mọi giá vớ niềm tin và hy vọng cao độ giá sẽ quay về theo đúng suy nghĩ của anh ta.

Mặc dù khi đặt lệnh, mà lệnh đó bị cắt lỗ hay thua lỗ là một mất mát, nhưng thực tế là trên thế giới hàng ngày có hàng tá người thua lỗ, kể cả những lệnh giao dịch của các Ngân hàng lớn, nhưng họ vẫn chấp nhận và xem đó là chi phí kinh doanh cho kỳ vọng đầu tư của họ. Nếu đầu tư thua lỗ, dư án phông khả thi…họ rút khỏi thị trường rất sớm.

Đôi lúc sai hướng trong giao dịch là chuyện không thể tránh, nhưng vấn đề là chúng ta phải biết và can đảm chấp nhận sự thua lỗ đó. Hãy thực hiện chuẩn xác và kỷ luật theo đúng kế hoạch giao dịch của bạn! Các bạn hãy tin đi, giao dịch hoàn toàn không khó! Mà chẳng qua là đấu tranh tâm lý giữa lòng tham và nỗi sợ hãi mỗi khi vào lệnh.

Sự thật là một khi đã vào lệnh, bạn không thể duy ý chí bảo thị trường sẽ chạy theo hướng của bạn mong đợi, bạn sẽ không thể kiểm soát thị trường. Thật đáng tiếc là đa số trader chúng ta đều kỳ vọng và mong đợi thị trường quay đầu lại khi sai hướng mà không chịu thoát từ lúc đầu. Lúc đó bặt đầu sợ hãi, lo lắng, rối tung lên…dẫn tới việc lại tiếp tục ra những quyết định vội vàng, thiếu cân nhắc, và ngày càng dính chặt và phụ thuộc vào lệnh ban đầu, không lối thoát.

Trong khi đó, những nhà đầu tư kinh nghiệm xem giao dịch là thú vui, đồng thời cũng là nghề, họ chấp nhận có rủi ro để đạt được kỳ vọng. Họ không ảo tưởng, duy ý chí và tất nhiên họ không bao giờ để mất đi niềm vui trong giao dịch khi bỏ tiền bạc và công sức nuôi những lệnh lỗ thảm hại.

Đôi khi vào lệnh sai hướng và bị cắt lỗ là điều không tránh khỏi. nếu tôi nói với bạn là tôi vào lệnh chưa bao giờ bị cắt lỗ, bạn tin không? Đương nhiên làm sao bạn tin được!

Do đó lòng tham và nỗi sợ thường có nguồn gốc từ cái tôi của bản thân, bạn cần phải biết cách vượt qua, vì nó không thể tồn tại trong trading. Bạn sợ thua lỗ, bạn muốn lợi nhuận nhiều…chắc chắn bạn sẽ trả giá cho điều đó.

Bạn sẽ vượt qua như thế nào? 

Thứ Năm, 15 tháng 7, 2010

What’s the Best Overbought / Oversold Indicator?

Now and then I get asked what are the best technical indicators to use in trading. I know some of you out there are endlessly hunting for the holy grail of technical indicators that’ll get you in and out of trades flawlessly every time. If you find it let me know, and in the meantime here are a few rules of thumb:
1) It’s never a good idea to make trading decisions based on a signal from a single indicator. Technical indicators work best when you use them together, and as one part of a broader trading plan.
2) The best trading plans are simple, using a small number of solid technical indicators along with a few other proven tools and techniques. Too many indicators on a chart confuses things, sometimes even giving contradicting signals.
3) Popular technical indicators are popular because they work (and also because if enough people use them, they can become a self-fulfilling prophecy).
4) And the most critical rule of thumb: It’s at least as important, if not more-so, to know how to use overbought / oversold indicators as it is to know which are the best to use.
That last point is significant, so let it sink in. A better question for this article might be What’s the best way to use overbought / oversold indicators in my trading practice?
As you might know, overbought / oversold oscillators are leading indicators. In other words, they try to predict what price will do in the future. For example, when a security that has been trending up for awhile dips down and an  indicator signals that the security is “oversold,” there’s a good chance that price will soon spring back up into the trend. A buying opportunity could be right around the corner.
But we don’t take it for granted that a signal from one single indicator, especially a leading indicator, is enough to get us into the trade. Securities can stay in an overbought or oversold condition for a long time. An overbought or oversold signal simply triggers us to keep an eye on a trending security to see if it actually does start to go back into the trend.
And if that happens, we look at a few other things to validate that this is a good trade.  Is there enough volume to show that there’s strength in the movement back into the trend? Is there significant resistance or support in the way that might keep us from making the trade? Is there any upcoming event around the security’s company, like an earnings announcement, that could throw off price unpredictably? Etc.
Getting back to the original question, which overbought / oversold indicator do I like best? In my trading, I mostly use the Williams %R. The Williams %R, a popular indicator created years ago by author and leading trading expert Larry Williams, works by showing the current closing price in relation to the high and low of the past N (typically 10) days. Readings on the indicator range from -100 to 0. Readings in the upper range, from about -10 to 0, indicate the security is extremely overbought while readings from about -90 to -100 suggest it’s extremely oversold.
When the Williams %R shows an extreme overbought or oversold condition in a trending security, it’s time to watch for that security to kick back into the trend, and then use your other trading tools and techniques to confirm whether this is another potential profitable trade.
If you want to know more about the Williams %R or other technical indicators, a good resource is The Equis International site

Art of Trading - From bigtrends

Something to share with you from the Art of Trading. 
 
A GOOD Trader WILL: 
1. Always wait for the setup: No Setup-NO Trade. 
 
2.Knows that THE BEST trades work almost right away. 
 
3.Never takes a big loss. If it doesn't 'feel' right. Remove it! 
 
4.Always perfecting his craft 5.Is patient with winning trades:Impatient with trades that fight back. 
 
6.Knows that DISCIPLINE is the key to winning at everything!
 
7.Never gets emotionally attached to trades, trading, losses or profits. 
 
8.Will always trade with the size that makes him unemotional.

Thứ Tư, 14 tháng 7, 2010

Money Management - Forex Education

Copyrighted by International Business Times

Money Management Basics

Did you ever think about the difference between a new trader and a professional trader?
In our trading life we can experience that:
- A new trader thinks about how much they can win
- Professional traders think about how much they can lose

No trader is right 100% of the time:
- That means managing your risk is key to long-term success

Be prepared to take on a loss and manage your risk appropriately.
- Use protective stops whenever possible
- Don't let your emotions change your trading approach
- Before entering a trade, determine where you will get out of the trade

Determine your entry - Identify your risk - Project your potential profit
When we toss a coin and choose heads or tails, we have a 50% chance of being correct.
- Win $1 when we are right
- Lose $1 when we are wrong

To be profitable, one of two things needs to be done:
1. We need to win a higher percentage of the coin tosses (trades)
2. We need to profit more when we are right than we lose when we are wrong

- Profitable traders know there is no guarantee that any one trade will be profitable
- They detach themselves from the outcome of any one trade
- They treat trading as a business

Managing Your Trades

- 1. Think about winning half of our trades
- 2. Use the classic 1:2 risk/reward ratio

This means if you trade with a Stop Loss of 20 Pips and a Take Profit of 40 Pips, you still will be very profitable if you win half of your trades.

What if the market reverses just before hitting my target?
Make a protective stop to break-even when/if the market moves halfway to your target. This means, in the same example if your trade made already 20 Pips, move your Stop Loss up to your entry.

Managing Your Account

Don't risk more than 5 % of your account balance at any one time.
For example you have an account balance of 10,000 USD, count like this:
Stop Loss: 5 % * 10,000 USD = 500 USD
Risk means:
1. Determine the stop distance on your trade
2. Determine the pip cost on your trade

Conclusion

1. Identify where you are going to get out before you get into a trade
2. Use a protective stop and have it in the market whenever you are in a trade
3. Use a 1:2 risk to reward ratio so you can be profitable if you win half of your trades
4. Never risk more than 5% of your account balance at any one time
5. Obey all rules all of the time!

Cụ Tỷ - sưu tầm Saga

Ăn mày là nghề nghiệp của tôi, phải hiểu được niềm vui do công việc của mình mang lại. Lúc trời mưa ít người ra phố, những thằng ăn mày khác đều ủ rũ oán trách hoặc ngủ. Đừng nên như thế, hãy tranh thủ mà cảm nhận vẻ đẹp của thành phố.
Câu chuyện bắt đầu như thế này.
Tôi xách túi đồ nhãn hiệu Levi's ra khỏi Plaza rồi đứng lại ở cửa chờ bạn. Một tay ăn mày chuyên nghiệp phát hiện ra tôi, sán tới đứng trước mặt. Câu chuyện của tôi chỉ có thế thôi. Thế nhưng tay ăn mày đã dạy tôi một bài học kinh tế còn sâu sắc hơn một khoá học tại chức kinh tế ở trường. Tôi kể câu chuyện này chính bởi ý nguyện của tay ăn mày đó.
- Xin anh... cho tôi ít tiền đi! - Tôi đứng đó chả có việc gì nên tiện tay vứt cho hắn đồng tiền xu, rồi bắt chuyện cùng nhau.
Ăn mày rất thích kể lể.
- Tôi chỉ ăn mày quanh khu mua sắm này thôi, anh biết không? Tôi chỉ liếc một phát là thấy anh ngay. Đi mua Levi's ở Plaza chắc chắn nhiều tiền...
- Hả? Ông cũng hiểu đời phết nhỉ! - Tôi ngạc nhiên.
- Làm ăn mày, cũng phải ăn mày cho nó có khoa học. - Ông ta bắt đầu mở máy.
Tôi ngẫm nghĩ một lát, thấy thú vị bèn hỏi:
- Thế nào là ăn mày một cách khoa học?
Tôi nhìn kỹ ông ta, đầu tóc rối bù, quần áo rách nát, tay gầy giơ xương, nhưng lại sạch sẽ.
Ông ta giảng giải:
- Ai chẳng sợ và ghét ăn mày, nhưng tôi tin anh không ghét tôi, tôi đoan chắc điều đó. Đấy là điểm tôi khác biệt với những thằng ăn mày khác.
anmay.jpgTôi gật đầu đồng ý, đúng là tôi không ghét ông ta, nên tôi đang nói chuyện với ông ta đấy thôi.
- Tôi biết 
phân tích SWOT, những ưu thế, bất lợi, những cơ hội và nguy cơ. Đối mặt với những thằng ăn mày là đối thủ cạnh tranh của tôi, ưu thế (Strengths) của tôi là tôi không làm người ta phản cảm, lánh sợ. Cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) thì chỉ là những yếu tố điều kiện bên ngoài thuộc về hoàn cảnh, có thể là dân số ở đây đông hay vắng, thành phố có quyết định chỉnh trang đô thị, dẹp hè phố chăng...

- ...???
- Tôi đã từng tính toán rất cụ tỉ (cụ thể và tỉ mỉ) rằng, khu vực thương mại này người qua lại đông, mỗi ngày khoảng mười nghìn người, nghèo thì nhiều lắm, nhưng người giàu còn nhiều hơn. Trên phương diện lý luận thì giả như mỗi ngày tôi xin được mỗi người một đồng xu một nghìn đồng, thì mỗi tháng thu nhập của tôi đã được ba trăm triệu đồng. Nhưng thực tế thì đâu phải ai cũng cho ăn mày tiền, mà một ngày làm sao tôi đi xin được mười nghìn lượt người. Vì thế, tôi phải phân tích, ai là khách hàng mục tiêu của tôi, đâu là khách hàng tiềm năng của tôi.
Ông ta lấy giọng nói tiếp:
- Ở khu Plaza này thì khách hàng mục tiêu của tôi chiếm khoảng 30% số lượng người mua sắm, tỉ lệ thành công khoảng 70%. Lượng khách hàng tiềm năng chiếm khoảng 20%, tỉ lệ thành công trên đối tượng này khoảng 50%. Còn lại 50% số người, tôi chọn cách là bỏ qua họ, bởi tôi không có đủ thời gian để tìm vận may của mình với họ, tức là xin tiền họ.
- Thế ông định nghĩa thế nào về khách hàng của ông? - Tôi căn vặn.
- Trước tiên, khách hàng mục tiêu nhé. Thì những nam thanh niên trẻ như anh đấy, có thu nhập, nên tiêu tiền không lưỡng lự. Ngoài ra các đôi tình nhân cũng nằm trong đối tượng khách hàng mục tiêu của tôi, họ không thể mất mặt trước bạn khác phái, vì thế đành phải ra tay hào phóng. Rồi tôi chọn các cô gái xinh đẹp đi một mình là khách hàng tiềm năng, bởi họ rất sợ bị lẽo đẽo theo, chắc chắn họ chọn cách bỏ tiền ra cho rảnh nợ. Hai đối tượng này đều thuộc tầm tuổi 20-30. Nếu tuổi khách hàng nhỏ quá, họ không có thu nhập, mà tuổi già hơn, thì họ có thể đã có gia đình, tiền bạc bị vợ cầm hết rồi. Những ông chồng đó biết đâu có khi đang âm thầm tiếc hận rằng không thể ngửa tay ra xin tiền của tôi ấy chứ!
- Thế thì mỗi ngày ông xin được bao nhiêu tiền?
- Thứ hai đến thứ sáu, sẽ kém một chút, khoảng hai trăm nghìn. Cuối tuần thậm chí có thể 4-500 nghìn.
- Hả? Nhiều vậy sao?
young2.gifThấy tôi nghi ngờ, ông ta tính cho tôi thấy:
- Tôi cũng khác gì anh, tôi cũng làm việc tám giờ vàng ngọc. Buổi sáng từ 11h đến tối 7h, cuối tuần vẫn đi làm như thường. Mỗi lần ăn mày một người tôi mất khoảng 5 giây, trừ đi thời gian tôi đi lại, di chuyển giữa các mục tiêu, thường một phút tôi xin được một lần được một đồng xu 1 nghìn, 8 tiếng tôi xin được 480 đồng một nghìn, rồi tính với tỉ lệ thành công 60% [(70%+50%)÷2] thì tôi được khoảng 300 nghìn.
Chiến lược ăn mày của tôi là dứt khoát không đeo bám khách chạy dọc phố. Nếu xin mà họ không cho, tôi dứt khoát không bám theo họ. Bởi nếu họ cho tiền thì đã cho ngay rồi, nếu họ cho vì bị đeo bám lâu, thì tỉ lệ thành công cũng nhỏ. Tôi không thể mang thời gian ăn mày có giới hạn của tôi để đi lãng phí trên những người khách này, trong khi tôi có thể xoay ngay sang mục tiêu bên cạnh.
Trời, tay ăn mày này có đầu óc quá đi, phân tích như thể giám đốc kinh doanh hoặc giám đốc tiếp thị vậy.
- Ông nói tiếp đi! - Tôi hào hứng.
- Có người bảo ăn mày có số may hay xui, tôi không nghĩ thế. Lấy ví dụ cho anh nhé, nếu có một thanh niên đẹp trai và một phụ nữ xinh đẹp đứng trước cửa shop đồ lót mỹ phẩm, thì anh sẽ chọn ai để ăn mày?
Tôi ngẫm nghĩ rồi bảo, tôi không biết.
- Anh nên đi đến xin tiền anh thanh niên kia. Vì đứng bên anh ta là một phụ nữ đẹp, anh ta chẳng lẽ lại không cho ăn mày tiền. Nhưng nếu anh đi xin cô gái đẹp, cô ta sẽ giả vờ là ghê sợ anh rồi lánh xa anh.
Thôi cho anh một ví dụ nữa: Hôm nọ đứng ở cửa siêu thị BigC có một cô gái trẻ tay cầm túi đồ vừa mua từ siêu thị, một đôi nam nữ yêu nhau đang đứng ăn kem, và một anh chàng đóng bộ công chức chỉnh tề, tay xách túi đựng máy tính xách tay. Tôi chỉ nhìn họ ba giây, sẽ không ngần ngừ bước thẳng tới mặt cô gái trẻ xin tiền, cô gái cho tôi hẳn hai đồng xu, nhưng ngạc nhiên hỏi tôi tại sao chỉ xin tiền có mỗi cô ta. Tôi trả lời rằng, cái đôi tình nhân kia đang ăn, họ không tiện rút ví ra cho tiền, anh kia trông có vẻ lắm tiền, trông như sếp nhưng vì thế trên người họ thường không có sẵn tiền lẻ. Còn cô vừa mua sắm ở siêu thị ra, cô tất còn ít tiền thừa, tiền lẻ.
Chí lý, tôi càng nghe tay ăn mày nói càng tỉnh cả người ra.
- Cho nên tôi bảo rồi, tri thức quyết định tất cả!
Tôi nghe sếp tôi nói bao lần câu này, nhưng đây là lần đầu tôi nghe một thằng ăn mày nói câu này.
- Ăn mày cũng phải mang tri thức ra mà ăn mày. Chứ ngày ngày nằm ệch ra ở xó chợ, cầu thang lên đường vượt giao lộ, xin ai cho được tiền? Những người đi qua giao lộ, chạy qua cổng chợ đều vội vàng hoặc cồng kềnh, ai ra đấy mà chơi bao giờ, ra đấy xin chỉ mệt người. Phải trang bị tri thức cho chính mình, học kiến thức mới làm người ta thông minh lên, những người thông minh sẽ không bao giờ ngừng học hỏi kiến thức mới. Thế kỷ 21 rồi, bây giờ người ta cần gì, có phải là cần nhân tài không?
Có lần, có một người cho tôi hẳn 50 nghìn, nhờ tôi đứng dưới cửa sổ gào: "Hồng ơi, anh yêu em", gào 100 lần. Tôi tính ra gọi một tiếng mất 5 giây, thời gian cũng tương tự như tôi đi ăn mày một lần, nhưng lợi nhuận đạt được chỉ 500 đồng, còn kém đi ăn mày, thế là tôi từ chối.
Ở đây, nói chung một tay ăn mày một tháng có thể đi xin được một nghìn hoặc tám trăm lần. Người nào may mắn thì cùng lắm đi xin được khoảng hai nghìn lần. Dân số ở đây khoảng ba triệu, ăn mày độ chục anh, tức là tôi cứ khoảng mười nghìn người dân mới ăn mày một người. Như thế thu nhập của tôi ổn định, về cơ bản là cho dù kinh tế thế giới đi lên hay đi xuống, tình hình xin tiền của tôi vẫn ổn định, không biến động nhiều.
Trời, tôi phục tay ăn mày này quá!
- Tôi thường nói tôi là một thằng ăn mày vui vẻ. Những thằng ăn mày khác thường vui vì xin được nhiều tiền. Tôi thường bảo chúng nó là, chúng mày nhầm rồi. Vì vui vẻ thì mới xin được nhiều tiền chứ.
anmay1.jpgQuá chuẩn!
- Ăn mày là nghề nghiệp của tôi, phải hiểu được niềm vui do công việc của mình mang lại. Lúc trời mưa ít người ra phố, những thằng ăn mày khác đều ủ rũ oán trách hoặc ngủ. Đừng nên như thế, hãy tranh thủ mà cảm nhận vẻ đẹp của thành phố. Tối về tôi dắt vợ và con đi chơi ngắm trời đêm, nhà ba người nói cười vui vẻ, có lúc đi đường gặp đồng nghiệp, tôi có khi cũng vứt cho họ một đồng xu, để thấy họ vui vẻ đi, nhìn họ như nhìn thấy chính mình.
- Ối ông cũng có vợ con?
- Vợ tôi ở nhà làm bà nội trợ, con tôi đi học. Tôi vay tiền ngân hàng mua một căn nhà nhỏ ở ngoại thành, trả nợ dần trong mười năm, vẫn còn sáu năm nữa mới trả hết. Tôi phải nỗ lực kiếm tiền, con tôi còn phải học lên đại học, tôi sẽ cho nó học Quản trị kinh doanh, Marketing, để con tôi có thể trở thành một thằng ăn mày xuất sắc hơn bố nó.
Tôi buột miệng:
- Ông ơi, ông có thu nhận tôi làm đệ tử không?

Thứ Ba, 13 tháng 7, 2010

Analysis Of The Death Cross Sell Signal - In Market Analysis on July 12, 2010 at 3:05 pm

Moving averages are used by many traders to identify trends as they smooth out price action and act as key support on the way up, and resistance on the way down.  In fact, it is one of the most widely used technical indicators and extremely popular among high frequency traders because it is so clear cut and easy to program.  It allows the trader to ride a trend higher and to cut losses short.
 
The death cross is a popular signal that when used properly can cut massive losses short.  The death cross is so popular because many institutional investors use the 50 day moving average as a medium term average and the 200 day as the long term moving average.  Basically, the crossover method signals a sell signal when the shorter term moving average crosses the longer term moving average to the downside.  A buy signal is identified when the short term moving average crosses the long term average on the upside.

Crossover methods are easy to program into a computer. However, I must warn that one must use additional clues to create a sell signal.  There are frequent whipsaws and failures when you use the crossover method in isolation.

Chart reading is an art that requires discipline, experience and study.  Crossover methods used exclusively, such as by a computer program, will not produce the same results of an experienced technician who looks for other pieces of evidence to confirm the bearish crossover.

Similarly, back testing the results of the death cross using a computer program will not produce optimal results, since technicians look for additional signs of the breakdown than just the cross.  I was recently interviewed by the Toronto Globe and Mail on this topic and explained that one must be aware of this crossover and its implications.

Although some believe this signal is nonsense, and show back-tested data with computer models, it does not show the crossovers used in conjunction with other technical signals.

If the crossover signal is confirmed with a head and shoulders breakdown, a cross into new lows, and poor price volume action, which is occurring now, I will patiently wait on the sidelines and look for prudent short points when I see a price reversal and as the price comes up to certain resistance.  If all these signs are coming together the probability of a whipsaw is significantly reduced.

It is also important to note that a death cross is further confirmed if the 200 day begins sloping downwards after the break. This will act as resistance on the way down.

A look at the death cross of the Dow in January of 2008 showed many of the signs of a market top and trend change.



The 200 day which acted as previous support was violated on high volume and was followed by three failed railies at the 50 day moving average before crossing over.  If not followed investors would have lost more than 60% of their portfolios.

Now is not the time to look for bargains but to protect your portfolio by selling on any bear rallies.
I believe that this rally will be shortly coming to an end and we will continue to trend lower in equities.  Use these rallies to prepare for shorting opportunities.

Disclosure: Not currently shorting or investing in inverse etf’s at the time of writing this article.

Chủ Nhật, 11 tháng 7, 2010

5emas Forex System Review By: Thomas Eliot

"Finally, a time-tested Forex trading system, with DOCUMENTED PROOF, that has the potential to turn $1,000 into $1,000,000 in just 24 months." This is the claim that Adam Burgoyne boldly makes for his 5EMAs Forex System on the front page of his website. Maybe this might be an achievable claim to make if it were aimed only at trading veterans, but is it realistic to think that a beginner could actually accomplish this too? This 5EMAs review will attempt to answer that question.

If as a beginner you're serious about forex trading, then you need to take the time necessary in order to learn the ins and outs about trading the forex market in the real world. It may take a few months of paper trading or actual online trading for the beginner to gain enough experience in trading the forex market before he feels comfortable making trades. So, don't expect to hit the ground running right out of the box. Expect that you'll need to give yourself some time to gain the requisite knowledge and experience of in-the-trenches trading.

One thing about this program that will help speed up this process is the availability of an Expert Advisor, which will alert you whenever it identifies the criteria for an entry. By setting the timer you can get alerts before a potential trade is eminent. You will need to have the MetaTrader4 charting platform, which is available in a free download, in order to properly use the Expert Advisor. By confirming that all the rules for a successful trade have been met according to the 5EMAs system, you will have complete control over your trading.

The EA feature can save the inexperienced trader much time and independent analysis. It can also be set for longer term trading possibilities for those who are not able to sit and monitor a trading period throughout the day. This feature allows those who would like to transition from their day jobs to full-time forex trading a real possibility. Combining the use of the Expert Advisor with a proper review and comprehension of the trading rules it applies to the trades it identifies will assist the beginning trader in speeding up his learning curve.

The 5EMAs refers to the exponential moving averages of recent price changes in the market. One important consideration that a beginner needs to be aware of when using exponential moving averages is that while EMAs are generally more sensitive than a simple moving average (SMA) and therefore generate more signals, there will also be an increase in the number of false signals and whipsaws. Being able to tell when these are likely to occur is something that comes only with experience in trading the market. No matter how good a system may be, no system is perfect all the time.

That said, this system has the potential to earn a great deal of money in forex trading. With the proper approach, using care and consideration, even a beginner can make steady money in trading the forex currency market. To learn more about this trading system, you can read another opinion at Review of the 5EMAs Forex System.